Page 358 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 358
Cùng với việc thành lập đại đoàn chủ lực đầu tiên và dự kiến
kế hoạch tổ chức một số đại đoàn tiếp theo, cơ quan Bộ Tổng tư
lệnh cũng được củng cố một bước quan trọng. Các cục nghiệp vụ
chính trị và cung cấp hình thành hai tổng cục do hai đồng chí ủy
viên Trung ương đảm nhiệm: đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Chủ
nhiệm Tổng cục Chính trị, đồng chí Trần Đăng Ninh - Tổng cục
Hậu cần. Tháng 2/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh
tổng động viên nhân lực, vật lực phục vụ tiền tuyến. Tiếp đó, ngày
10/3, đại đoàn bộ binh chủ lực thứ hai - Đại đoàn 304 - ra đời. Tất
cả nhằm hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng
phản công, hướng tới mục tiêu chiến lược trước mắt là khai thông
đường giao lưu quốc tế.
Công tác chuẩn bị chiến dịch giải phóng biên giới trên hướng
Tây Bắc đang triển khai thì Cụ Hồ đi công cán nước ngoài về đến
căn cứ địa Việt Bắc. Trong một buổi hội ý, sau khi nghe Cụ thông
báo về kết quả cuộc hội đàm với Xtalin và Mao Trạch Đông,
Thường vụ nghiên cứu đề án giải phóng biên giới của Tổng Quân
ủy với một cách nhìn mới: Khả năng tranh thủ viện trợ quân sự
của Liên Xô và Trung Quốc đã trở thành hiện thực. Phân tích âm
mưu địch dựa vào viện trợ của Mỹ để không ngừng mở rộng phạm
vi chiếm đóng ở trung du và đồng bằng, phân tích và cân nhắc
đặc điểm chiến trường biên giới và tình hình địch trên hai vùng
thượng du Đông Bắc và Tây Bắc, Cụ Hồ cùng Thường vụ quyết
định chuyển hướng mở chiến dịch giải phóng biên giới sang phía
Đông Bắc. Mặc dù quân địch trên hướng đường số 4 đông hơn và
“rắn” hơn hướng Lào - Hà, địch ở Cao Bằng mạnh hơn nhiều so
với Lào Cai, nhưng mở chiến dịch trên hướng Đông Bắc tuyến
vận tải tiếp tế chiến dịch sẽ ngắn và thuận tiện hơn, ta có điều
kiện thuận lợi hơn để mở một chiến dịch lớn, tiêu diệt một bộ
phận quan trọng sinh lực địch. Mặt khác, khai thông biên giới
356