Page 362 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 362
Ngày 25/7, Thường vụ Trung ương ra quyết định thành lập
Đảng ủy Mặt trận Biên giới và Bộ Chỉ huy chiến dịch. Đại tướng
Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy và Chỉ huy
trưởng kiêm Chính ủy chiến dịch. Đảng ủy gồm các ông Trần Đăng
Ninh, Hoàng Văn Thái, Lê Liêm (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính
trị) và Bùi Quang Tạo (Bí thư Liên khu ủy 1). Do tính chất quan
trọng của chiến dịch này, ba đồng chí phụ trách các tổng cục trong
Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh trực tiếp phụ trách ba mặt công tác
tham mưu, chính trị và cung cấp của mặt trận.
Cuối tháng 7, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường đi chiến
dịch. Sau 3 năm kể từ Chiến dịch Việt Bắc, mùa khô này ông
mới trực tiếp chỉ huy chiến dịch lớn đầu tiên, chiến dịch có tầm
quan trọng đặc biệt, mở đường cho cuộc kháng chiến bước sang
giai đoạn chiến lược mới. Khi Tổng Tư lệnh từ Điềm Mặc sang
Tân Trào báo cáo Chủ tịch Hồ Chí Minh để lên đường, Cụ dặn:
Chiến dịch này quan trọng, chỉ được thắng, không được thua. Cụ
nói khoảng đầu tháng 9, Cụ cũng có mặt ở biên giới. Nghe Cụ
Hồ nói, ông Giáp vui mừng khôn xiết. Sự có mặt của Cụ là một
nguồn động viên vô giá đối với toàn quân. Nhưng ngay sau đó là
một nỗi lo: Phải làm sao bảo đảm bí mật, an toàn cho chuyến đi
của Cụ ra mặt trận. Lãnh tụ tối cao ra tận nơi mũi tên hòn đạn
là chuyện hiếm thấy.
Trên đường ra mặt trận, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp suy
nghĩ nhiều về tầm quan trọng của chiến dịch, về chỉ thị của Cụ Hồ,
về trách nhiệm nặng nề đang chờ ở phía trước. Sau này, nhớ lại,
ông viết: Dọc đường, nghĩ đến nhiệm vụ, tôi cảm thấy có điều gì
chưa ổn. Mục tiêu đặt ra cho chiến dịch có vượt quá sức của bộ đội
ta hiện nay không? Lấy thị xã Cao Bằng làm điểm đột phá để mở
đầu chiến dịch có phải là sự lựa chọn đúng không? Ta có thể
360