Page 388 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 388
Các phóng viên chiến trường cho rằng có lẽ tướng lĩnh Pháp ở
Sài Gòn cũng dự kiến binh đoàn của Sáctông sẽ phải qua những
thử thách quyết liệt trong cuộc rút chạy nên Bộ Tổng chỉ huy Pháp
mới đồng ý đặt cho binh đoàn này một mật danh Dông tố (Orage)
và cuộc hành binh mang tên thánh Têredơ (Thérèse) - tên thánh
ngày 3/10 là ngày Sáctông xuất quân. Cuộc lui quân từ Cao Bằng
về Thất Khê quan trọng tới mức Tướng Cácpăngchiê nói rằng
thành bại của chủ trương rút ngắn phòng tuyến đường số 4 tùy
thuộc vào Têredơ. Tướng lĩnh Pháp rất tin ở bản lĩnh chỉ huy của
Sáctông, một trung tá được mệnh danh là “ông thánh của quân lê
dương”. Nhưng sau khi nghe tin Đông Khê bị “tràn ngập” chính
Sáctông cũng không còn tin rằng có thể tháo chạy về đến Thất Khê
an toàn được. Hắn nói với các phóng viên chiến trường: Thật là
điên rồ... Đưa một đoàn quân trên đường số 4 trong điều kiện từ
Cao Bằng đến Thất Khê không còn một đồn bốt và quân Việt ở
khắp nơi, là chắc chắn đối mặt với nguy cơ bị tiêu diệt.
Nhưng từ Sài Gòn, Cácpăngchiê vừa động viên “người hùng lê
dương”, vừa nhấn mạnh: mệnh lệnh là mệnh lệnh.
Sau khi nhận lệnh của Lạng Sơn rẽ vào đường Quang Liệt,
binh đoàn của Sáctông - mà các ký giả phương Tây gọi là con trăn
khổng lồ - trút mọi trang bị nặng nhưng cũng phải trải qua ba
ngày đêm mới “trườn” được đến khu vực điểm cao 477. Khó khăn
không chỉ vì đường mòn độc đạo giữa rừng sâu lạ lẫm, vừa đi vừa
dò trên bản đồ, mà một khó khăn khác là ba tiểu đoàn dường như
bị gần 500 thường dân (bị ép rời khỏi Cao Bằng) níu chân từng
bước. Điều đáng sợ nhất và nguy cơ trực tiếp là luôn bị đối phương
chặn đánh, vừa tổn thất, đội hình luôn bị xáo trộn. Ở Sài Gòn, Hà
Nội và ngay cả ở Lạng Sơn, cấp trên của Sáctông đều không biết
tình cảnh của binh đoàn. Chẳng thế mà ngay chiều ngày 4/10, đài
kỹ thuật của ta “bắt” được bức điện của Đại tá Côngxtăng phát đi
từ Lạng Sơn: “Hãy đi nhanh, mấy giờ nữa, trong đêm nay, phải
386