Page 418 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 418
Tại Hội nghị lần thứ nhất của Đảng ủy Mặt trận Trung du
1
họp ngày 18/11, Cục trưởng Tình báo Lê Trọng Nghĩa báo cáo: Lực
lượng địch từ Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hoà Bình và cả 1 tiểu đoàn
ở Lào Cai rút về đều tập trung ở trung du và đồng bằng, nâng tổng
số quân ở đây lên 65 tiểu đoàn, trong đó có 30 tiểu đoàn cơ động .
2
Trên chiến trường trung du, địch chia thành ba phân khu Bắc
Giang, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đại bộ phận là các vị trí do một
trung đội chiếm đóng. Nơi mạnh là vùng Bắc Giang, còn Bắc Ninh,
Vĩnh Phúc thì phân tán, yếu hơn. Theo nhận xét của Cục Tình báo,
địch đang củng cố vùng trung du, cả về tăng cường binh lực (nhất
là quân cơ động) và củng cố công sự.
Sau này, trong một số cuốn sách nghiên cứu về cuộc chiến
tranh Đông Dương, một vài sử gia nước ngoài có lý do để nhận xét
rằng ta “cầu toàn”, chuẩn bị chiến dịch chậm, khiến cho Đờlát có
thời gian triển khai lực lượng đối phó. Thực tế cho thấy, “cái khó
bó cái khôn”. Những cán bộ đầu tiên của ba cơ quan Bộ Tổng tư
lệnh được phái xuống Liên khu Việt Bắc để nghiên cứu chiến
trường từ cuối tháng 9, giữa lúc Chiến dịch Biên giới đang diễn ra
rất khẩn trương, tình hình địch ở Bắc Bộ đang trong quá trình
biến động mạnh. Với phương tiện hết sức thô sơ mà các cơ quan
Tổng hành dinh có trong tay, không những việc huy động lương
thực và vũ khí xuống địa bàn trung du gặp khó khăn mà công tác
điều tra tình hình địch, chuẩn bị chiến trường, hình thành các kho
trạm cung cấp và nghiên cứu cách đánh cũng đòi hỏi nhiều thời
______________
1. Đảng ủy Mặt trận Trung du, được Thường vụ Trung ương chính
thức thông qua cuối tháng 11, gồm các đồng chí Võ Nguyên Giáp (Bí thư
kiêm Chỉ huy trưởng), Nguyễn Chí Thanh (Chính ủy) và các ủy viên: Chu
Văn Tấn, Trần Hữu Dực, Đào Văn Trường.
2. Phía bắc đồng bằng: 33 tiểu đoàn - có 17 tiểu đoàn cơ động; duyên
hải: 22 tiểu đoàn - 11 tiểu đoàn cơ động; phía nam: 10 tiểu đoàn - 2 tiểu
đoàn cơ động.
416