Page 416 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 416
Về phía ta, sau khi thêm một số đại đoàn được thành lập , lực
1
lượng bộ binh cơ động chiến lược của ta trên chiến trường Bắc Bộ
bằng 1,2 lực lượng cơ động của địch (36/30 tiểu đoàn), nhưng trang
bị vũ khí nặng vẫn còn hạn chế. Khả năng viện trợ của Trung
Quốc trong năm 1950 chỉ đạt 20% yêu cầu. Pháo của Đại đoàn 351
vẫn là những khẩu sơn pháo 75 mm cũ kỹ.
Mở chiến dịch tiến công của chủ lực vào trung du, tiêu diệt một
bộ phận sinh lực quan trọng của địch, ta có thêm điều kiện mở
rộng căn cứ địa Việt Bắc xuống phía nam, trên một vùng tương đối
trù phú và khá đông dân, giao thông thuận tiện. Nhưng địa hình
trung du gồm phần lớn là đồi trọc, cây cối lúp xúp, bộ đội khó ẩn
nấp trong quá trình triển khai chiến đấu. Tổng Tư lệnh Võ
Nguyên Giáp đã thấy điều đó. Ngay tại Hội nghị tổng kết Chiến
dịch Biên giới, khi hướng chiến dịch tiếp theo đã được xác định,
ông đã nói với cán bộ chỉ huy các đơn vị: Về điều kiện địa thế: Ta
đang đánh ở rừng núi, nay xuống đồng bằng chưa quen, nhưng ta
có cơ sở nhân dân, tiếp tế dễ, nhân vật lực sẵn hơn, dễ nắm tin tức
địch hơn. Địch có nhiều phi cơ thì ta tăng cường công sự, đánh
nhanh và rút nhanh hơn. Nhưng chúng ta đừng thấy vừa thắng to
(ở biên giới) mà chủ quan, không ngại địch. Thái độ chủ quan là ở
chỗ, trong lúc tổng kết, không thấy hết khuyết điểm; khi bàn kế
______________
1. Các Đại đoàn 304 thành lập đầu năm 1950; Đại đoàn 312: cuối
năm 1950; các Đại đoàn 320, 325 và Đại đoàn công binh - pháo binh
351: đầu năm 1951; Đại đoàn 316: mùa hè năm 1951. Trung đoàn 246
vẫn đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Trung ương trong căn cứ địa
Việt Bắc. Chiến trường chính của Đại đoàn 320 là đồng bằng Bắc Bộ,
của 325 là Bình - Trị - Thiên. Do đó, lực lượng cơ động chủ yếu trực tiếp
của Tổng hành dinh ở Bắc Bộ là 4 đại đoàn bộ binh 308, 304, 312, 316
(36 tiểu đoàn) và Đại đoàn 351 gồm 1 trung đoàn công binh và 1 trung
đoàn pháo binh.
414