Page 433 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 433
người Pháp kinh hoàng khi nói đến sản phẩm tạo nên nỗi đau chết
người này. Nhưng Đờlát không hề xấu hổ, khuyến khích các nhà
báo đề cao sự hủy diệt hàng loạt của chất hỏa công thế kỷ XX. Ông
ta trắng trợn nói: Dư luận phải biết cuộc chiến tranh Đông Dương
là cuộc chiến tranh thực sự, phải thắng bằng mọi biện pháp.
Cùng với bom cháy, quân Pháp xả đạn liên thanh, dội bom,
bắn pháo. Tuy vậy, quân Việt tập trung lại ở những góc khó bắt
lửa, họ đào hầm, chui vào lòng đất, hết đợt bom lại xông lên tiếp
tục chống trả. Họ dũng cảm phi thường. Những người bị cháy lăn
trên mặt đất, tự dập tắt lửa rồi trở lại vị trí chiến đấu, tiếp tục
bám trụ dùng súng máy hạng nặng bắn lên máy bay đang thả bom -
ba chiếc bị trúng đạn. Mặt đất hai bên đường số 2 bị cháy sém
khắp nơi. Những tưởng quân Việt không thể ở đấy được nữa,
nhưng họ vẫn còn... Trong khi đó, về phía Pháp, dù tăng viện bao
nhiêu vẫn thấy không đủ.
Về phần mình, sau này Tướng Xalăng cũng cho người đọc biết
ông ta suy nghĩ như thế nào về đối phương. Khác với Đờlát, Xalăng
có “thâm niên” hơn về Đông Dương, nhất là có kinh nghiệm cọ sát
với đối phương từ những ngày đầu chiến tranh, đặc biệt là trong
thu - đông năm 1947. Qua trận Vĩnh Yên này, Xalăng thấy đối
phương đã “có thể dùng một lực lượng lớn tới 24 tiểu đoàn quân
chính quy, trang bị súng cối, badôka, pháo 75 mm để tiến hành
một trận đánh thực thụ, mặt đối mặt”. Ông ta viết: Quân đội Việt
Minh đại diện cho một sức mạnh mà chúng ta phải xem trọng. Tất
cả các chiến binh của họ được giáo dục để đạt tới một tinh thần
chiến đấu kỳ lạ. Điều đó đã gây một ấn tượng sâu sắc và ảnh
hưởng lớn đến tinh thần lính Bắc Phi, tức là chừng một nửa lực
lượng viễn chinh tham chiến ở Vĩnh Yên. Chính tướng quân (chỉ
Đờlát) cũng bị kích động bởi nhiệt tình chiến đấu, lối đánh thông
minh và ác hiểm của người chiến binh Việt Minh trong cuộc tiến
công cả ban ngày và ban đêm.
431