Page 436 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 436
phương diện. Nhưng giải phóng Vĩnh Yên không thể coi là một
mục đích chính của chiến dịch. Mục đích chính của chiến dịch là
tiêu diệt sinh lực địch. Nếu chúng ta không tiêu diệt nhiều sinh
lực của địch thì dù có giải phóng được Vĩnh Yên, địch cũng sẽ có
thể chiếm trở lại.
Về hướng chiến dịch sắp tới, trong thư đề ngày 24/1/1951 báo
cáo Cụ Hồ và Thường vụ, ông Giáp đề nghị triệu tập cuộc họp
Thường vụ Trung ương vào ngày 3/2/1951 để quyết định. Ông nhắc
lại ý kiến trước đây của Trung ương rằng sau trung du, sẽ chuyển
bộ đội xuống mở chiến dịch ở Liên khu 3, nhưng giờ đây khi chiến
dịch trung du kết thúc, có ý kiến đề nghị sắp tới nên mở chiến dịch
trên hướng Lục Nam, Phủ Lạng Thương. Nếu Thường vụ quyết
định hướng thứ hai này thì sẽ phải chuẩn bị cho Đại đoàn 304
chuyển lên trên này tác chiến.
Ông báo cáo với Cụ Hồ rằng sẽ ở lại Sở Chỉ huy chiến dịch để
chuẩn bị cho xong báo cáo quân sự trước đại hội và ngày 30/1 sẽ từ
tiền tuyến đi thẳng đến địa điểm đại hội ở Vinh Quang - Chiêm
Hoá - Tuyên Quang. Cuối thư, ông Giáp viết: Lần này đã học tập
được rất nhiều ở mặt trận. Nhiều kinh nghiệm mới, đã hiểu được
địch rõ hơn trước, rất tin tưởng chiến dịch sau có thể thắng to.
Những điểm mới đó là gì? Sau này, nhớ lại, Đại tướng Tổng Tư
lệnh Võ Nguyên Giáp viết: Lần đầu, bộ đội ta trực tiếp đọ sức với
nhiều binh đoàn cơ động Pháp trong những trận đánh mặt đối
mặt, cả ban ngày và ban đêm, trên địa hình đồi núi thấp và đồng
bằng. Pháp đã sử dụng những lực lượng tinh nhuệ nhất, phát huy
tối đa sức mạnh các loại vũ khí do Mỹ viện trợ.
Đây là trận đánh vận động lớn thứ hai của quân đội ta. Nếu
như trong trận thứ nhất trên chiến trường rừng núi biên giới, bộ
đội ta đã chứng tỏ tính ưu việt của mình, thì trong trận thứ hai
này ở vùng đồi núi thấp không có địa hình hiểm trở, không có cây
434