Page 475 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 475

đối mặt với ta cả trên bàn đàm phán và trên chiến trường ngay từ
                           những ngày  đầu sau  Cách mạng Tháng Tám, rồi sau toàn quốc
                           kháng chiến, Xalăng rõ ràng cũng là một viên tướng thâm hiểm.
                           Trong bối cảnh Đờlát đi vắng, nếu Xalăng vội tung quân quy mô
                           lớn đi ứng cứu vùng mỏ, ta có điều kiện đánh viện, thì rõ ràng cục
                           diện chiến trường Đông Bắc đã khác. Điều đó giải thích vì sao các

                           GM của địch án binh bất động cho đến khi Đờlát về. Cũng qua hai
                           chiến dịch vừa qua, cả Đờlát và Xalăng đã thấy sự lớn mạnh của
                           quân đội ta. Sau Chiến dịch Vĩnh Yên, chính Đờlát đã thừa nhận
                           với Xalăng điều đó, khi nói rằng đối thủ của họ không phải là một
                           lực lượng có thể xem  thường.  Đã qua rồi cái thời mà tướng lĩnh
                           Pháp mong đợi và thách thức ta “công khai xuất đầu lộ diện” trong
                           những trận đánh của chiến tranh quy ước để bị chúng tiêu diệt. Đó

                           là chuyện của mấy năm trước, cái  thời của Valuy, Bledô và
                           Cácpăngchiê. Với thất bại có ý nghĩa chiến lược thu  đông năm
                           1950, sự ra đi của Cácpăngchiê đánh dấu một bước ngoặt trong sự
                           nhìn nhận của tướng lĩnh Pháp đối với đối thủ của họ trên chiến
                           trường. Đội quân cách mạng súng trường, chân đất, với quy mô tổ

                           chức tới đại đoàn, đã chủ động đi tìm những con chủ bài của địch
                           mà đánh, không chỉ ban đêm và trên chiến trường rừng núi, mà
                           công khai  đối mặt với chúng ngay cả ban ngày và trên địa hình
                           trống trải. Sự thay đổi về chất đó trong lực lượng so sánh khiến cả
                           Đờlát và Xalăng phải suy nghĩ cần phải làm gì để đối phó có hiệu
                           quả với một đối thủ, dù quân số và trang bị còn hạn chế, nhưng
                           chính họ cũng nhận thấy là không thể xem thường.

                              Riêng với ta, trên bước đường tiến lên đánh vận động chiến
                           quy mô lớn, nhìn vào sức người, sức của của ta, cụ thể là 6 đại
                           đoàn bộ binh chủ lực trong tổng dân số vài chục triệu người và
                           phân tích lối đánh “biển người” của Giải phóng quân Trung Quốc
                           trong công cuộc kháng Mỹ viện Triều, Cụ Hồ nhắc nhở ông Giáp:

                           Phải đánh theo cách đánh của ta, phải hết sức tiết kiệm xương


                                                                                           473
   470   471   472   473   474   475   476   477   478   479   480