Page 512 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 512
trong cả nước, đặc biệt là xác định hướng đi của quân và dân vùng
đồng bằng sông Hồng. Sau này, Lịch sử kháng chiến chống Pháp
của Liên khu 3 viết: Dưới ánh sáng của Nghị quyết hội nghị lần
thứ hai, quân và dân Liên khu 3 ra sức chuẩn bị mọi mặt để khẩn
trương bước vào đợt hoạt động đông xuân 1951-1952 với tinh thần
kiên quyết chuyển hướng mạnh mẽ công tác trong vùng sau lưng
địch, phối hợp cùng cả nước giành thắng lợi mới.
Bước vào mùa khô này, Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã
có trong tay 7 binh đoàn cơ động và chúng đang ráo riết bắt lính,
khẩn trương phát triển quân ngụy. Trước mắt, với lực lượng cơ
động gồm hơn 20 tiểu đoàn trong tổng số trên 160 tiểu đoàn bộ
binh, Đờlát có thể phát huy ưu thế về số lượng và vũ khí trang bị
để mở cuộc tiến công nhằm giành lại quyền chủ động chiến lược
bất cứ lúc nào. Vấn đề lớn đặt ra với cơ quan Tổng hành dinh của
ta là làm sao giữ vững và phát huy được quyền chủ động chiến
lược, là mở chiến dịch tiến công của bộ đội chủ lực trên hướng
chiến lược nào để có thể thu hút được nhiều binh đoàn cơ động của
địch. Đó là biện pháp chiến lược tốt nhất không những để tiêu diệt
được nhiều sinh lực địch ở phía trước mà còn cứu vãn tình hình
đang xấu đi trong vùng tạm bị chiếm. Mãi đến đầu tháng 10/1951,
bài toán chiến lược đó đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và cơ
quan tham mưu Tổng hành dinh còn mang nhiều ẩn số.
Trước tình hình quân Pháp tập trung quân và thiết lập vành
đai công sự boongke bao quanh đồng bằng và trung du Bắc Bộ,
trong khi quân ta chưa có máy bay, lại không có cả vũ khí phòng
không, chiến đấu ở đồng bằng và trung du không đủ sức đối phó
với phi cơ, pháo binh và quân cơ động tăng viện nhanh của địch,
Đoàn cố vấn Trung Quốc đã đôi lần nêu ý kiến về phương hướng
tác chiến chiến lược của bộ đội chủ lực trong điều kiện mà bạn cho
rằng khó khăn lớn nhất của Việt Nam vẫn là ít quân. Ít ngày sau
khi Trưởng đoàn Cố vấn Vi Quốc Thanh trở về Bắc Kinh, ta nhận
510