Page 508 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 508
Sau khi nghe báo cáo của Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn về
Chiến dịch Lý Thường Kiệt, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp nhận
xét rằng cách chọn hướng tiến công của đại đoàn trong chiến dịch
là đúng, cách xử trí khi địch tăng viện bằng quân dù là khá linh
hoạt. Nghĩa Lộ thuộc vùng rừng núi Tây Bắc, nhưng trên thực tế
vừa qua quân ta đánh nhau với quân dù - có pháo binh và không
quân yểm trợ - trên đồng ruộng ban ngày không khác gì trong
Chiến dịch Trung du hồi đầu năm. Mặt khác, đáng ra phải có kế
hoạch cụ thể để chủ động khắc phục tư tưởng chủ quan của cán bộ
và những khó khăn về hậu cần tiếp tế trong một chiến dịch xa căn
cứ như đã dự kiến trong mệnh lệnh. Cơ quan tham mưu và cung
cấp của bộ cũng cần rút kinh nghiệm trong việc nghiên cứu giúp
đỡ 312 trong chiến dịch vừa qua.
Sau này, trong hồi ký của mình, Tướng Xalăng nhấn mạnh vai
trò yểm trợ giải nguy của không quân, đặc biệt là quân dù tăng
viện: “Kế hoạch của Sư đoàn 312 bị đảo lộn, họ không thể tập
trung lực lượng cả hai trung đoàn để tràn ngập tất cả khu vực
phòng ngự Nghĩa Lộ như đã dự kiến vì phải đối phó với quân dù
tăng viện”. Sau khi nêu lên số binh lính Pháp - ngụy bị chết, bị
thương và bị bắt trong trận Nghĩa Lộ, Xalăng cho rằng: “Đó là một
kết quả nặng nề và khiến phải suy nghĩ về tính chất ác liệt của các
trận chiến đấu”.
Ngoài việc lo cứu nguy cho Nghĩa Lộ trên chiến trường Tây
Bắc, trong những ngày Đờlát đi vắng, mối quan tâm thường xuyên
của Tướng Xalăng là phải đối phó với tình hình “bất ổn” ở vùng
châu thổ sông Hồng. Chiến dịch Quang Trung của ta đã tạo nên
một thế bất lợi đối với địch ở trên nhiều vùng thuộc đồng bằng Bắc
Bộ. Nhưng sau đó, một đại đoàn của ta mở Chiến dịch Nghĩa Lộ
chỉ thu hút được ba tiểu đoàn dù lên Tây Bắc trong một thời gian
ngắn nên trong suốt hai tuần cuối tháng 9 đầu tháng 10/1951, địch
có điều kiện tập trung lực lượng cơ động để liên tiếp mở mấy cuộc
506