Page 596 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 596
tự do khiến cho “hậu phương” của chúng càng thêm sơ hở. Chừng
10 ngày sau, căn cứ vào những triệu chứng mới của địch, Tổng Tư
lệnh nhấn mạnh khả năng địch có thể càn quét vùng châu thổ
sông Hồng, nhắc nhở các đại đoàn phải cùng địa phương sẵn sàng
kế hoạch đánh địch, chống tư tưởng chủ quan.
Riêng với Liên khu Việt Bắc, trên cơ sở nhận định khả năng
địch có thể uy hiếp hậu phương kháng chiến khi các đại đoàn chủ
lực của bộ tiến quân lên Tây Bắc, Tổng Tư lệnh chỉ thị cụ thể về
phương hướng hoạt động của các lực lượng trong liên khu. Trong
Chỉ thị hoạt động thu - đông 1952 đề ngày 16/9 gửi Bộ Tư lệnh
Liên khu Việt Bắc, Tổng Tư lệnh nhận định: Khi chiến dịch bắt
đầu, một bộ phận lực lượng cơ động của địch (nhất là quân dù) và
một bộ phận không quân ở Bắc Bộ bị thu hút lên hướng chính.
Như vậy chiến trường địch hậu trung du sẽ thuận lợi cho ta hơn,
nhưng chỉ thuận lợi một phần nào vì phần lớn lực lượng cơ động
của địch còn lại vẫn có thể hoạt động khá mạnh. Tổng Tư lệnh dự
kiến, địch có thể mở cuộc hành binh từ 1 đến 2 GM ra vùng tự do,
lên hướng Thái Nguyên và nhất là Phú Thọ. Trong trường hợp đó,
chúng có thể gây khó khăn cho hậu phương của ta, nhưng vùng
tạm chiếm của chúng lại sơ hở hơn. Để phối hợp với bộ đội chủ lực
trên chiến trường chính, Liên khu Việt Bắc phải sẵn sàng đánh
địch trên cả mấy mặt trận, không chỉ vùng địch tạm chiếm mà cả
trên hướng địch có thể tiến công phá hoại vùng tự do. Trong vùng
tạm bị chiếm phải tăng cường hoạt động kiềm chế lực lượng địch
phối hợp với chiến trường chính, đẩy mạnh chiến tranh du kích,
chống địch càn quét. Phải quán triệt tư tưởng chiến tranh du kích
và nguyên tắc chống càn đã đề ra trong Hội nghị chiến tranh du
kích hồi tháng 7 nhằm phá âm mưu chính trị, kinh tế của địch
trong vùng tạm chiếm. Trên các hướng dự kiến địch có thể đánh ra
(như Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn) phải khẩn
trương hoàn thành kế hoạch phối hợp các lực lượng của bộ, của
594