Page 597 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 597
liên khu và địa phương, sẵn sàng đánh địch khi chúng mở các cuộc
hành binh ra đánh phá hậu phương kháng chiến . Mặt khác phải
1
tiếp tục kế hoạch củng cố cơ sở biên giới Lao - Hà, Lạng Sơn, Móng
Cái, kiên quyết ngăn chặn hoạt động phá hoại của thổ phỉ.
Ngày 2/10, Tổng Tư lệnh lên đường ra mặt trận.
Kể từ những ngày đầu kháng chiến toàn quốc cùng ông Bằng
Giang từ Tiên Kiên - Phú Thọ lên mặt trận Lao - Hà bằng tàu
hỏa, đến mùa khô này, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp mới có dịp
trở lại chiến trường Tây Bắc. Ông chưa quên những điều căn dặn
trong thư gửi bộ đội Tây tiến hồi đầu năm 1947. Ngay mùa khô
năm ấy, mùa khô đầu tiên của kháng chiến toàn quốc, cùng với
chiến dịch tiến công lên Việt Bắc, địch đã mở rộng phạm vi chiếm
đóng trên mảnh đất Việt miền Tây đến sát bờ hữu ngạn sông
Hồng. Cả một vùng rừng núi trùng điệp, với suốt chiều dài biên
giới từ Đông Bắc đến Tây Bắc, bị khoá chặt. Phải có những ngày
gian khổ thiếu thốn vượt quá sức chịu đựng của con người để bám
đất, bám dân của các đơn vị Tây tiến mới có ngày đại quân tiến
vào Tây Bắc hôm nay. Ông ngậm ngùi nghĩ đến biết bao chiến sĩ
Tây tiến đã nằm xuống trong cảnh “áo bào thay chiếu anh về
đất”, nghĩ đến biết bao đồng bào trên vùng rừng núi bao la này
chưa một lần nhìn thấy lá cờ Tổ quốc, chưa một lần thở hít bầu
không khí độc lập, tự do, dù Cách mạng Tháng Tám đã thành
công hơn 7 năm.
______________
1. Theo kế hoạch bảo vệ hậu phương kháng chiến, khi các đại đoàn
chủ lực hành quân lên hướng chính Tây Bắc, 1 tiểu đoàn thuộc Trung
đoàn 246 của bộ bố trí ở nam thị xã Thái Nguyên, 1 tiểu đoàn ở vùng tự
do Phú Thọ, phối hợp với lực lượng địa phương sẵn sàng đánh địch; Trung
đoàn 238 của Liên khu Việt Bắc luân lưu hoạt động trong vùng địch hậu
Bắc Bắc; khi địch chưa đánh ra, bộ đội địa phương và các trung đoàn chủ
lực đứng chân ở Thái Nguyên, Phú Thọ - nhất là các đơn vị mới thành lập,
tiếp tục chương trình huấn luyện.
595