Page 599 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 599
giữ bí mật hướng chiến dịch, mà còn sống mấy tháng liền trong
môi trường xa dân, giữa mưa nguồn nước lũ, suối cao vực sâu, ruồi
vàng vắt xanh để bám địch. Đó là tinh thần thi đua phục vụ tiền
tuyến của đồng bào Yên Bái, Phú Thọ. Bà con đã huy động hàng
chục phà và 400 thuyền nan, sẵn sàng đợi ngày giờ đưa bộ đội và
dân công vượt sông. Tất cả những thực tế đó là những tấm gương
để cán bộ và bộ đội noi theo, quyết tâm vượt mọi khó khăn, hoàn
thành nhiệm vụ. Ông đặc biệt nêu gương sâu sát thực sự cầu thị
của nhiều cán bộ đang đội mưa, đi vào sát đồn địch để trinh sát
thực địa, trong đó có Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ. Ông Vũ dẫn
một đoàn cán bộ, lần mò suốt 5 - 6 ngày đêm, vượt qua 60 km vành
đai bên ngoài của địch để vào Nghĩa Lộ nghiên cứu địa hình và
tình hình địch, chuẩn bị chiến trường. Ông Giáp đã được nghe ông
Vũ nói chuyện về những ngày tháng bị giam cầm ở Nghĩa Lộ, nên
rất dễ thông cảm vì sao Đại đoàn trưởng hết sức phấn khởi khi 308
được giao nhiệm vụ đánh Nghĩa Lộ. Thị trấn này, với “căng” Nghĩa
Lộ xưa kia đã từng là nơi giam giữ hơn 200 tù chính trị cũng là nơi
biết bao đảng viên cộng sản đã nằm xuống vì những đòn tra tấn,
trong đó có 13 đồng chí cùng Vương Thừa Vũ vượt ngục hồi tháng
3/1945, do không chạy kịp nên bị bọn cai ngục bắn chết rồi vứt xác
ra bãi phía đông đồi Pú Chạng, khi đó còn là một bãi trống đầy ổi
rừng nay đã trở thành một sân bay quân sự dã chiến.
Cũng tại vị trí dừng chân này, Tổng Tư lệnh nghe báo cáo của
ông Bằng Giang và chỉ thị thêm về công tác chuẩn bị và phương
hướng hoạt động trong lòng địch của một số đơn vị chủ lực của Tây
Bắc. Trong hội nghị cán bộ hồi tháng 9, khi thảo luận phương
châm và phương hướng chiến dịch, cán bộ các đơn vị và địa phương
nhất trí với Tổng Tư lệnh nhận định rằng hoạt động sâu sau lưng
địch trong chiến dịch này có vai trò đặc biệt quan trọng, không
những buộc địch phải phân tán binh lực đối phó với chủ lực trên cả
hai hướng, phía trước là Nghĩa Lộ, Phù Yên, phía sau là cả một
597