Page 60 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 60

này đang mùa lũ chảy cuồn cuộn. Kiếm được một chiếc mảng nhỏ,
                           ông Minh phải chở hai chuyến mới đưa được hai người sang bờ bên
                           kia. Thật khó tránh khỏi những cảm giác bâng khuâng mới lạ khi
                           vừa đặt chân sang bên này bờ sông, dù chỉ là bên này bên kia bờ
                           nhưng đã là nơi đất khách quê người. Sau này, ông Giáp nhớ lại:
                           “Quay nhìn lại núi non trùng điệp của Tổ quốc nằm bên kia sông,

                           tình cảm lúc này thật khó tả. Non sông kia là của mình, nhưng lại
                           nằm trong tay quân  địch. Lúc phải xa  đất nước, xa quê hương,
                           cũng lại là lúc cảm thấy vừa thoát được vòng tù hãm”.
                               “Non sông” trước mặt Võ Nguyên Giáp và được ông nói đến lúc
                           này là miền thượng du Tây Bắc của Tổ quốc. Lúc này giả dụ nếu có

                           ai đó biết về cuộc “xuất biên” của ông trên đường đi tìm Nguyễn Ái
                           Quốc, hẳn cũng chẳng hề nghĩ rằng cũng  đúng vào những ngày
                           thượng tuần tháng 5 này, 14 năm sau, tức là năm 1954, trên cả
                           một vùng rừng núi trùng điệp với những địa danh như Lai Châu,

                           Pha Đin, Cò Nòi, Tuần Giáo... sẽ cùng với Điện Biên Phủ đi vào
                           lịch sử giải phóng dân tộc Việt Nam như một trong những chiến
                           công hiển hách nhất của thế kỷ XX. Và con người - được sự lãnh
                           đạo của  Đảng và sự dìu dắt của Cụ Hồ -  đã cùng nhân dân và

                           quân đội làm nên chiến công lừng lẫy Điện Biên - chấn động địa
                           cầu  ấy lại  chính là Võ Nguyên Giáp, lúc này  đang  đặt chân lên
                           đoạn đường đầu tiên của cuộc trường chinh mà ông không hề nghĩ
                           rằng có thể dài tới một phần ba thế kỷ.

                              Nếu mấy hôm trước trên đường Hà Nội - Lào Cai, các ông phải
                           cảnh giác trước con mắt của bọn mật thám tay sai Pháp, thì  từ
                           đây, suốt hai ngày trên đoàn tàu Hồ Khẩu - Côn Minh, dù đã mặc
                           bộ quần áo kiểu Tôn Trung Sơn và sắm vai Hoa kiều sinh trưởng ở
                           nước ngoài mới về, ba người vẫn phải tìm cách tránh mặt bọn mật
                           thám của Tưởng và nhân viên hỏa xa soát vé và kiểm tra hộ chiếu.
                           Nhờ nhanh nhạy và khôn khéo, những giờ phút căng thẳng trong




                           58
   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65