Page 62 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 62

hằng tưởng tượng. Con người của Bác toát ra một cái gì rất trong
                           sáng, giản dị. Chỉ có một điều làm tôi chú ý lúc bấy giờ là trong
                           câu chuyện, Bác thường nói chen nhiều tiếng  địa phương miền
                           Trung. Không ngờ một người xa nước lâu năm như Bác mà vẫn giữ
                           được tiếng nói quê hương.
                              Kể từ ngày còn là cậu học sinh Quốc học Huế, có trong tay Bản

                           án chế độ thực dân Pháp với những cảm nghĩ đầu tiên về Nguyễn Ái
                           Quốc,  đến lúc nhận ra  người ngồi trên thuyền  đúng là người mà
                           mình ước ao được gặp, với Võ Nguyên Giáp đã trải qua trọn 15 năm.
                           Đó chính là chặng đường dẫn ông đến và từ đây ông gắn bó cả cuộc
                           đời cách mạng của mình với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
                              Để có được cuộc gặp gỡ ở Thuý Hồ hôm đó, Nguyễn Ái Quốc đã
                           mất bao công sức suốt hơn nửa năm qua. Các ông Phùng Chí Kiên

                           và Vũ Anh kể lại rằng, sau khi nghe tin chiến tranh thế giới bùng
                           nổ, Nguyễn Ái Quốc nóng lòng chờ người từ trong nước ra để nắm
                           tình hình và cho ý  kiến chỉ  đạo. Tháng 10/1939, tức một tháng
                           sau khi Đức tiến công Ba Lan, ông Nguyễn từ Quế Lâm qua Liễu
                           Châu - Nam Ninh  đến Long Châu, nhưng vẫn không  tìm  được

                           người cần gặp, ông lại quay về Quế Lâm. Tháng sau, từ Quế Lâm
                           hai lần ông đi Quý Dương, cũng không gặp, lại tìm đường về Côn
                           Minh. Mãi đến tháng 2 năm nay (1940), với biệt danh ông Trần,
                           ông đến gặp Trịnh Đông Hải (tức Vũ Anh), khi đó đang đóng vai
                           người làm thuê ở hiệu thuốc Vĩnh An Đường ở Côn Minh. Vũ Anh
                           và Phùng Chí Kiên, hai cán bộ của Ban Hải ngoại của Đảng lúc đó
                           đang hoạt động ở Hoa Nam, bố trí ông Nguyễn ở nhà Tống Minh

                           Phương, một Việt kiều yêu nước tham gia cách mạng từ những
                           năm 30. Trong một lần trao  đổi ý  kiến với Phùng Chí Kiên và
                           Vũ Anh, ông Nguyễn ngỏ ý cần tìm đường về nước qua hướng Côn
                           Minh - Khai Viễn - Lào Cai, nếu không  tìm  được  đường nào an
                           toàn và thuận lợi hơn. Ông chỉ thị cho Vũ Anh dùng xe của hiệu

                           Vĩnh An  Đường lên  đón  Đặng Văn Cáp và Hoàng Văn Lộc từ


                           60
   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67