Page 57 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 57
Chương I
CHẶNG ĐƯỜNG TỪ CHÍNH TRỊ ĐẾN VŨ TRANG
1- LẦN ĐẦU GẶP NGUYỄN ÁI QUỐC
Từ cuối năm 1937 Chính phủ Pháp ngả dần sang hữu. Sau
khi nội các Blum đổ, tháng 4/1938 một đảng viên cấp tiến phái
hữu là Đalađiê (E. Daladier) lên cầm quyền ở Pari. Dựa vào tình
hình chính trị nước Pháp ngày càng xấu đi, Toàn quyền Đông
Dương Bơrêviê (G. Brévié) và bọn phản động thuộc địa thẳng tay
đàn áp phong trào cách mạng. Tại Hà Nội, nhiều cán bộ của
Đảng bị trục xuất khỏi thành phố. Liên tiếp trong hai tháng 8 và
9/1939, hàng loạt toà báo ở Hà Nội và Sài Gòn bị khám xét, đóng
cửa, trong đó có các tờ báo công khai của Đảng như Notre voix,
Tin tức, Dân chúng. Nhiều người làm báo bị bắt. Riêng tại Hà
Nội, đã diễn ra hơn 1.000 vụ khám xét, bắt bớ. Điều kiện hoạt
động báo chí lúc này hết sức khó khăn. Trong khi mọi tờ báo tiến
bộ bằng tiếng Việt và tiếng Pháp đều bị cấm thì chính quyền
thuộc địa để cho các tờ Tia sáng, Dân mới và Điện tín của bọn
trốtkít và tư sản mặc sức ca tụng đường lối phátxít hoá của Pari
và chủ trương đàn áp cách mạng của bọn cầm quyền ở Đông Dương.
Từ tháng 9/1939, điều kiện hoạt động bán công khai, bán hợp pháp
không còn, nhất là chỉ ít ngày sau khi phátxít Đức tiến công Ba Lan
mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Catru (G. Catroux - Toàn
55