Page 633 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 633
chuẩn bị cho thu - đông của ta sẽ bị ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng
đó cũng chỉ có hạn và có cách khắc phục.
Để mở chiến dịch ở Thượng Lào (cụ thể là Sầm Nưa) phải giải
quyết một số khó khăn, mà khó khăn nhất là vấn đề vận tải tiếp tế
(trên tuyến đường dài gấp đôi so với đánh Nà Sản). Nếu Bộ Chính
trị có nghị quyết cho đánh thì Quân ủy sẽ đi sâu nghiên cứu khắc
phục. Bức thư của Quân ủy báo cáo lên Bộ Chính trị kết thúc bằng
câu sau đây: Nói tóm lại ý kiến chúng tôi là: đề nghị đánh. Đánh
thì kế hoạch có khó khăn, nhưng làm được. Xin báo cáo trước để
Bác và các đồng chí cân nhắc.
Sau khi bàn bạc và tranh thủ trao đổi lần cuối cùng với các
đồng chí lãnh đạo Đảng bạn, Bộ Chính trị chấp thuận đề nghị của
Quân ủy. Các cơ quan Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh khẩn trương
lên đường chuẩn bị chiến trường. Tổng Tư lệnh hiểu tâm tư của
cán bộ ngành hậu cần khi anh em đi chiến dịch chuyến này. Đối
với nhiều người, cái thường được gọi là “hận Khâu Vác” trong
Chiến dịch Tây Bắc vẫn chưa nguôi . Lần này, công tác vận tải
1
tiếp tế còn khó khăn hơn nhiều trước yêu cầu huy động khoảng
3.500 tấn gạo. Chủ nhiệm Trần Đăng Ninh báo cáo trong Hội nghị
Quân ủy: Để phục vụ cho bộ đội tiến công Sầm Nưa, hai Cục Quân
nhu và Vận tải phải triển khai một hệ thống kho tàng bến bãi rải
______________
1. Về công tác hậu cần trong Chiến dịch Tây Bắc, Lịch sử Hậu cần
đánh giá: Trong 20 ngày, tuyến vận tải Khâu Vác - Nậm Mười chỉ chuyển
được 83 tấn gạo (tức chỉ đạt 28% kế hoạch). Có ngày chỉ được 1 tấn, tức
1/15 kế hoạch. Hội nghị Quân ủy kiểm điểm sự chỉ đạo Chiến dịch Tây
Bắc, nhận định: “Trong đợt 1, tuyến cung cấp ở Khâu Vác là một thất bại
lớn. Tổng cục Cung cấp đã không làm tròn nhiệm vụ... Do thất bại đó mà
bộ đội đã thiếu thốn rất nhiều, những khó khăn về sau cũng tăng thêm.
Kế hoạch tác chiến không thực hiện được đúng thời gian đã định”.
Nguyên nhân là do không nắm vững tình hình khó khăn về địa hình
hiểm trở và thời tiết không thuận lợi nên kế hoạch đề ra không sát.
631