Page 629 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 629
mở rộng chỗ đứng chân cho Chính phủ kháng chiến Lào trên một
địa bàn tiếp giáp với vùng Tây Bắc mới giải phóng của ta, theo
tinh thần đã nhiều lần trao đổi với lãnh đạo nước bạn. Vấn đề tiến
quân sang Sầm Nưa được ông Giáp bàn trước với ông Nguyễn Chí
Thanh và đã trải qua vài lần trao đổi ý kiến bước đầu trong Quân
ủy. Cơ quan tham mưu được lệnh chính thức nghiên cứu tình hình
địch ở Thượng Lào để trình Quân ủy.
Điều đáng quan tâm là lúc này, tại Sầm Nưa mới hình thành
một tập đoàn cứ điểm gồm 11 cứ điểm, với binh lực 3 tiểu đoàn địch.
Nhìn lại quá trình đánh lớn của bộ đội chủ lực từ mùa khô
năm 1950 cho thấy: Chiến trường rừng núi là nơi bộ đội ta có điều
kiện thuận lợi giành thắng lợi hơn so với đồng bằng. Nhưng từ
mùa khô năm 1951, sự xuất hiện của tập đoàn cứ điểm ở Hoà Bình
rồi Nà Sản là một thách thức mới trên con đường tiến lên của bộ
đội. Nếu Xalăng coi tập đoàn cứ điểm là một biện pháp phòng thủ
chiến lược, một con đê ngăn sóng giúp quân viễn chinh “chặn
đứng” đối phương, thì đối với cơ quan tham mưu Tổng hành dinh
của ta, việc nghiên cứu để đánh bại biện pháp phòng thủ có tầm
quan trọng này của địch đã trở thành một yêu cầu cấp bách, nhất
là sau Chiến dịch Tây Bắc, sau Nà Sản.
Quá trình trưởng thành của bộ đội chủ lực cả về trang bị và
chiến thuật, kỹ thuật, đã cho phép quân ta tiến từ chỗ tiêu diệt
được các vị trí bằng gỗ đất thời kỳ đầu, tiến lên tiêu diệt những lô
cốt bằng ximăng cốt thép, từ những cứ điểm riêng lẻ do một trung
đội hay đại đội đóng giữ đến cụm cứ điểm nhiều đại đội như Đông
Khê. Sau khi “chia tay” với mác búp đa, đến khi có pháo đi cùng
hiệp đồng chiến đấu, mùa khô vừa qua, một trung đoàn chủ lực
của ta đã có khả năng tiêu diệt một vị trí riêng lẻ trong công sự
vững chắc của một tiểu đoàn địch trên chiến trường rừng núi trong
một trận đánh kết thúc trong một đêm. Cuộc thử sức trong đợt 3
Chiến dịch Tây Bắc cho thấy, với một tập đoàn cứ điểm có quân số
627