Page 630 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 630
đông gấp nhiều lần, bao gồm cả lực lượng cơ động ứng cứu tại chỗ
bằng cơ giới, lại có sân bay, trận địa pháo và không quân phối hợp
chi viện, địch có thể đương đầu với các đợt tiến công bằng binh lực
và hỏa lực còn hạn chế của các trung đoàn chủ lực ngay trên địa
hình rừng núi vốn được coi là thuận lợi đối với bộ đội ta.
Sau này Đại tướng viết: “Sự chênh lệch quá lớn về vũ khí trang
bị đặt ta vào trường hợp một võ sĩ hạng nhẹ phải đọ sức với một võ
sĩ hạng nặng, trên vũ đài chật hẹp trong một trận đánh kéo dài,
mỗi hiệp là một mùa khô. Khi đối phương đã thuộc những miếng
đánh của ta, mỗi lần vào trận càng khó.
Nhưng vì sao ta tiến công vào Nà Sản trong đợt 3 của Chiến
dịch Tây Bắc? Nói rõ hơn những ý kiến sơ bộ nêu trong hội nghị
cán bộ ở tiền tuyến trước khi trở về căn cứ, trong báo cáo kết luận
Hội nghị Quân ủy ngày 6/2/1953 về chỉ đạo Chiến dịch Tây Bắc, Bí
thư Quân ủy nói: “Khuyết điểm lớn hơn hết là không nắm vững
tình hình địch - ta trước khi đánh Nà Sản, do đó nhận định tình
hình địch - ta không đúng nên đề ra chủ trương tiêu diệt toàn bộ
quân địch ở Nà Sản.
Cuộc chiến đấu thất bại ở Nà Xi, Bản Vây xảy ra sau những
thắng lợi lớn và liên tiếp của đợt 1 và đợt 2. Chúng ta nhận thấy
trong sự chỉ đạo của Tổng Quân ủy, khuyết điểm là lúc thắng thì
nắm tình hình địch - ta không vững, vì chủ quan nên thường
đánh giá địch yếu, đánh giá ta mạnh hơn sự thực, do đó đã đưa
đến thất bại.
Đứng về một mặt khác mà phân tích thì những cuộc chiến đấu
thất bại trên xảy ra trong lúc địch tình thay đổi nhanh, lực lượng
ta cũng thay đổi, trong lúc so sánh lực lượng giữa ta và địch gặp
những điều kiện mới. Vì trình độ tư tưởng và trình độ chỉ huy của
ta còn non cho nên gặp những lúc quyết liệt đó, cần phải nhanh
chóng nhận thấy sự biến đổi mới và cân nhắc nên đánh hay không
nên đánh, thì quyết định của ta không được vững chắc”.
628