Page 75 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 75
Sau khi ông Nguyễn chấp nhận chủ trương nhờ Quốc dân đảng
Trung Hoa mở lớp đào tạo cán bộ quân sự, tháng 4/1941, Võ
Nguyên Giáp trở lại Quế Lâm gặp Lý Tế Thâm. Lý đồng ý giúp
Việt Nam giải phóng đồng minh mở một lớp huấn luyện quân sự ở
Điền Đông, một lớp huấn luyện về công tác phá hoại ở Tĩnh Tây và
tiếp đó sẽ mở một lớp đào tạo báo vụ viên vô tuyến điện ở Liễu
Châu. Lý hy vọng những lớp huấn luyện này sẽ phục vụ cho kế
hoạch “Hoa quân nhập Việt” của Quốc dân đảng Trung Hoa sau
này. Giữa năm 1941, một số chừng hơn 10 cán bộ từ trong nước
được Hoàng Văn Thụ cử ra, trong đó có các ông Hoàng Văn Thái,
Nam Long, Quang Trung, Thanh Phong... Hoàng Văn Thái (tức
Hoàng Văn Xiêm, tức Nông Quốc Bình), một thanh niên 26 tuổi,
trên ba tuổi Đảng, đã từng dự lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày ở
Hiệp Hoà - Bắc Giang và tham gia chiến đấu ở Bắc Sơn - Võ Nhai -
Tràng Xá sau khi nổ ra cuộc khởi nghĩa tháng 9 năm trước. Thời
gian hoạt động trong hàng ngũ du kích Bắc Sơn tuy không lâu
nhưng đã giúp ông những kiến thức cụ thể về quân sự và vận dụng
vào thực tế chiến đấu du kích và nhất là chống địch càn quét. Từ
Bắc Sơn, Hoàng Văn Thái được lệnh lên đường sang dự lớp huấn
luyện quân sự ở Điền Đông. Ngoài việc học tập, Hoàng Văn Thái
còn được Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ lãnh đạo chính trị tư
tưởng anh em học viên Việt Nam ở Điền Đông và cùng Hoàng Điền
và Vũ Trường Khê phân hoá và lôi kéo bằng được số thanh niên do
Hoàng Lương (nhân danh “Phục quốc quân”) cầm đầu, cũng đang
được Đoàn huấn luyện cán bộ Đệ tứ chiến khu của Quốc dân đảng
huấn luyện ở Đại Kiều, gần Liễu Châu. Mối quan hệ Võ Nguyên
Giáp - Hoàng Văn Thái hình thành từ đó và người đồng chí kém 4
tuổi ấy sẽ trở thành trợ thủ đắc lực của Võ Nguyên Giáp trong suốt
cuộc đời binh nghiệp sau này.
Trong những ngày ở Tĩnh Tây, các ông Phạm Văn Đồng, Võ
Nguyên Giáp và Hoàng Văn Hoan thường thay nhau về Cao Bằng
73