Page 704 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 704
Đúng Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong suốt 9 năm
kháng chiến chống Pháp, nhưng không phải là “một nhiệm vụ
đáng sợ” như Đờgiăng nói. Lãnh đạo của ta cũng biết đây là một
thử thách lớn chưa từng có đối với quân và dân ta trong cuộc đấu
trí, đấu lực với tướng lĩnh quân viễn chinh Pháp. Chẳng thế mà
hôm Tổng Tư lệnh lên báo cáo Cụ Hồ để ra mặt trận, Cụ dặn rõ
ràng: Đây là trận đánh rất quan trọng, chỉ được đánh thắng, chắc
thắng thì đánh, không chắc thắng thì không đánh. Lời dặn của Cụ
Hồ nói lên tư tưởng chỉ đạo tác chiến mà Hội nghị Trung ương đầu
năm 1953 đã xác định: Phương châm chung của cuộc chiến tranh
giải phóng của ta là trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh. Ta
không chủ quan khinh địch, không nóng vội, không mạo hiểm.
Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì kiên quyết đánh cho kỳ
thắng, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh. Nếu chủ
quan, mạo hiểm một lần mà thua nặng, thì sẽ tai hại lớn. Chiến
trường ta hẹp, người của ta không nhiều, nên nói chung ta chỉ có
thắng chứ không được bại, vì bại thì hết vốn.
Tổng Tư lệnh lên đường, tâm niệm lời dặn của Cụ Hồ và tư
tưởng chỉ đạo của Trung ương.
Cùng đi có các Cục trưởng Tác chiến Trần Văn Quang, Cục
trưởng Tình báo Lê Trọng Nghĩa, Cục trưởng Thông tin Hoàng
Đạo Thúy, Phó Cục trưởng Bảo vệ Phạm Kiệt... và Trưởng đoàn Cố
vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh. Sau này ông Phạm Kiệt kể lại,
khi sắp xuất phát, ông Giáp vui vẻ nói với mọi người: Lần này ta đi
thần tiên nhất. Dù sao cũng có chiếc xe ọc ạch mà đi, không vất vả
như các chiến dịch trước.
Sau này được biết, suốt dọc đường ra trận, mấy vấn đề luôn
được nêu lên để trao đổi ý kiến giữa những người cùng đi: một là,
yêu cầu khách quan đối với quân đội ta là phải tiêu diệt tập đoàn
cứ điểm mới đẩy cuộc kháng chiến tiến tới; hai là, ta phải làm gì và
làm thế nào nếu quân Pháp rút chạy khỏi Điện Biên Phủ, ta lại
702