Page 93 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 93
Đợi chừng hai tuần không thấy người từ dưới xuôi lên,
Võ Nguyên Giáp biên thư dặn lại Chu Văn Tấn rồi cùng đoàn cán
bộ Nam tiến lên đường trở về Cao Bằng. Dọc đường nghe tin đồng
chí Đức Xuân ở Hà Vĩ - đội trưởng một đội tuyên truyền xung
phong Nam tiến - bị địch bắt, chúng chặt đầu đem về treo ở Bắc
Kạn. Một đội viên trung kiên khác, đồng chí Hoan ở Hà Hiệu, cũng
bị địch bắt giải về giam ở Bắc Kạn. Chúng tra tấn dã man nhưng
không khai thác được gì, cuối cùng chúng bắn chết anh. Phán đoán
địch có thể mở đợt khủng bố mới, tình hình có thể thay đổi và trở
nên xấu, Võ Nguyên Giáp tiếp tục về Cao Bằng để khỏi lỡ hẹn theo
thư của Phạm Văn Đồng và để thống nhất chủ trương đối phó với
tình hình mới. Đề phòng bất trắc, cả đoàn men theo sườn dãy Phia
Biooc mà không đi theo đường cũ.
Vừa thấy ông Giáp, các ông Phạm Văn Đồng và Vũ Anh báo một
tin vui đặc biệt. Từ Liễu Châu (Trung Quốc), Cụ Hồ gửi về cho các
ông một tờ Quảng Tây nhật báo mới xuất bản trong tháng 9/1943.
Trên mép trắng của tờ báo, có một bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán
kèm theo mấy dòng cũng bằng chữ Hán, nhắn: “Chúc chư huynh ở
nhà mạnh khoẻ và cố gắng công tác. Ở bên này bình yên”. Kèm
1
theo tờ báo là một bức thư . Một tin vô cùng quan trọng và cũng là
một nguồn vui quá đột ngột sau hơn một năm vắng tin Cụ. Sau
này Võ Nguyên Giáp viết: “Mọi người vui mừng khôn xiết... Tin
Bác bình yên về với chúng tôi như những tia nắng rực rỡ xuất hiện
ở chân trời, báo hiệu một ngày mai tươi sáng sắp đến”.
______________
1. Sau này, qua Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử (Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1993), được biết: Cụ Hồ gửi từ Liễu Châu, khoảng giữa tháng 9/1943.
Bức thư và báo đến tay Phạm Văn Đồng và Vũ Anh khoảng tháng 10. Thư báo
tin Cụ đã được tha, nhưng bọn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch vẫn giữ làm
cố vấn. Ở nhà cần có những cuộc vận động mạnh mẽ hơn nữa để chúng trả lại
tự do cho Cụ. Cụ còn dặn một số công việc cụ thể cần làm ngay.
91