Page 90 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 90
Lê Quảng Ba kể lại rằng, rời Pác Bó đêm 13/8, 12 ngày sau ông
Cụ đến Ba Mông thuộc huyện Tĩnh Tây và trú chân ở nhà một
nông dân nghèo tên là Từ Vĩ Tam. Đầu những năm 40 nhà ông Từ
là nơi trú chân đáng tin cậy của cán bộ cách mạng Việt Nam
thường qua lại vùng này. Ông Từ đã cùng Cụ Hồ kết nghĩa anh
em. Theo kế hoạch, ông Cụ sẽ đi bộ đến Bình Mã rồi đáp ô tô đi
Trùng Khánh để gặp một yếu nhân Trung Quốc. Nể lời mời của gia
đình họ Từ, ông Cụ lưu lại hai ngày để ăn Tết Trung nguyên (rằm
tháng 7 âm lịch) với gia đình và một số người quen cũ, như Vương
Tích Cơ, Dương Đào... Sáng hôm sau, 27/8, có Dương Đào dẫn
đường, ông Cụ tiếp tục hành trình đi Bình Mã. Đến Túc Vinh
(thuộc huyện Đức Bảo - Quảng Tây) ông Cụ bị tuần cảnh bắt cùng
với Dương Đào, rồi cả hai người bị giải đến huyện lỵ Tĩnh Tây. Chị
gái của Từ Vĩ Tam, trên đường đi từ Ba Mông đến Đỗ An, tình cờ
gặp ông Cụ và Dương Đào bị giải đi dọc đường, liền quay về báo
tin. Ngay hôm sau, Vương Tích Cơ lên huyện lỵ để nghe ngóng tin
tức. Ngày 30, Vương tìm đến nhà giam, ông Cụ viết một bức thư để
Vương mang về báo tin cho Lê Quảng Ba. Ngay sau đó, Lê Quảng
Ba về nước để báo cáo.
Ông Giáp nhận thấy chưa có đầy đủ cơ sở để tin rằng ông Cụ
đã mất. Cũng như nhiều anh em khác trong cơ quan, ông vẫn nuôi
hy vọng điều mình nghi vấn là sự thật: Ông Cụ vẫn còn và sẽ trở
về với dân, với nước.
Sau khi Đặng Văn Cáp lên đường sang Trung Quốc để xác
minh thực hư, Võ Nguyên Giáp quay trở lại châu Ngân Sơn. Đêm
đi, ngày nghỉ, luôn tâm niệm điều xấu nhất không thể xảy ra, thế
nhưng trong dạ không lúc nào nguôi. Bề ngoài, ông cố không để
cho những người chung quanh nhận thấy, nhất là hôm đầu rẽ vào
nghỉ ở nhà Xích Thắng, Bí thư Châu ủy Nguyên Bình. Ngày cũng
như đêm, mỗi khi nghĩ đến ông Cụ, Võ Nguyên Giáp lại cảm thấy
thẫn thờ, lòng dạ bồn chồn, buồn vô hạn. Vạn nhất, nếu đúng là
88