Page 91 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 91
ông Cụ mất thì thật là một tổn thất quá lớn không gì có thể bù
đắp được đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc lúc này.
Từ Ngân Sơn, các ông Võ Nguyên Giáp và Lê Thiết Hùng cùng
mấy chiến sĩ Nam tiến bám theo các triền núi đá và các vạt ruộng,
ven rừng, đi hàng chục đêm liền, có khi dưới trời mưa tầm tã, để
kịp đến điểm hẹn với ông Chu Văn Tấn từ phía Bắc Sơn lên. Quên
hết mọi nỗi vất vả, mệt nhọc, cuối cùng dãy Phia Biooc hùng vĩ và
những cánh đồng rộng Hà Vĩ, Hoàng Trì đã lùi về phía sau. Cả
đoàn tiếp tục bí mật đi vòng qua ngã ba Chợ Đồn và dừng lại ở
thôn Băng, xã Nghĩa Tá, gần đầu nguồn sông Đáy. Ít ngày sau,
liên lạc từ Bắc Sơn đến, đoàn người bí mật men theo các vạt rừng
cỏ tranh, vượt qua Làng Cóc - Đèo So để đến điểm đợi của Chu
Văn Tấn ở phía bắc Chợ Chu. Chính trên chặng đường cuối cùng
này, Võ Nguyên Giáp và những người cùng đi suýt chạm trán với
toán lính dõng đi tuần. Kịp thời phát hiện tiếng động phía trước,
lợi dụng đêm tối, mọi người kịp nhảy vào ẩn trong bụi rậm và
thoát hiểm.
Chu Văn Tấn đón Võ Nguyên Giáp vào lán của đồng bào
canh lúa dựng tạm ở ven rừng. Ông Tấn giới thiệu với ông người
cùng đi, đó là Dục Tôn, một cán bộ du kích Bắc Sơn. Một số đội
Nam tiến cũng lần lượt kéo đến điểm hẹn, báo tin từng chặng
đường đã được đánh thông. Trục đường “mẹ” Cao Bằng - Bắc
Sơn cuối cùng đã được nối liền. Trải qua bao ngày đêm vật lộn
với núi cao rừng sâu, mưa nguồn nước lũ, Đội Xung phong Nam
tiến từ phía bắc xuống, Đội Xung phong Bắc tiến từ phía nam
lên, gặp nhau mừng vui khôn xiết. Kể từ trung tuần tháng
8/1942 các ông Võ Nguyên Giáp và Chu Văn Tấn chia tay ở Lam
Sơn để cùng hợp lực đánh thông con đường chính trị quần
chúng, thấm thoát đã tròn một năm. Một năm với biết bao đổi
thay thể hiện sức mạnh vươn lên của cách mạng. Phong trào ở
vùng căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai đã được củng cố và mở rộng sang
89