Page 195 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 195

Chương III: THAM GIA LÃNH ĐẠO CỦNG CỐ...                193                          194                            VÕ NGUYÊN GIÁP - TIỂU SỬ


                 Võ Nguyên Giáp nói  lên những  điều không chỉ từ                                 nói chuyện: “Tôi, Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt cuộc đời
             trái tim, khối óc của mình mà dường như cả trong tình                                đã cùng  đồng bào chiến  đấu cho  độc lập của Tổ quốc.
             cảm suy  nghĩ của mỗi người, của tất cả hơn 10  vạn                                  Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước” .
                                                                                                                                             1
             người dự cuộc mít tinh. Cả biển người từ im lặng lắng                                    Khi Hiệp định sơ bộ vừa được ký, chiều ngày 6-3-
             nghe, rồi rì rào và bỗng tiếp đến là những tràng vỗ tay                              1946, hạm đội Pháp  đã cập bến Hải Phòng. Tổng Chỉ
             vang dậy. Một lẽ là sự tán thưởng “một sự thành thật                                 huy quân đội Pháp ở Việt Nam, tướng Leclerc, đề nghị
             chưa từng có” của Chính phủ, những lý lẽ, lập luận giải                              được gặp đại diện Chính phủ Việt Nam trước ngày quân
             thích của  Võ Nguyên Giáp. Mặt khác là sự xuất hiện                                  Pháp đổ bộ. Hồ Chí Minh cử Võ Nguyên Giáp thay mặt

             đột ngột của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bao lơn Nhà                                   Chính phủ  đi gặp Tổng Chỉ huy Pháp. Thật lòng Võ
             hát Lớn ngoài mong đợi của mọi người. Người ra hiệu                                  Nguyên Giáp không  muốn  đi làm công  tác  đối ngoại
             để mọi người im lặng và bắt đầu nói chuyện. Người nói                                trong thời điểm nhạy cảm, nên đề nghị Người cử đồng
             ngắn gọn bổ sung, khẳng định phát biểu của Võ Nguyên                                 chí Hoàng Hữu Nam đi. Người nói: Chú Văn làm chính

             Giáp rằng, cho  đến lúc này, chính quyền  đã thuộc về                                trị không phải việc nào thích mới làm. Đại diện Chính
             nhân dân được mấy tháng, nhưng chưa một cường quốc                                   phủ ta, phải là chú.  Sự thực, nhiều chính khách và
             nào công nhận nền độc lập của Việt Nam. Ký hiệp định                                 tướng lĩnh phía đối phương đã luôn tìm cách để tiếp xúc
             chính là mở đường cho sự công nhận của quốc tế, làm                                  với Võ Nguyên Giáp. Vì đối với họ từ những năm 1945 -
             cho Việt Nam có vị trí quốc tế ngày càng vững vàng và                                1946, phía sau một người Việt Nam có bề ngoài thấp

             đó là một thắng lợi chính trị lớn lao. Quân Pháp sẽ đến                              nhỏ, nói năng nhẹ nhàng, lịch thiệp và điềm tĩnh là một
             nhưng theo hiệp định, họ sẽ rút dần khỏi nước ta. Chọn                               ngọn núi sừng sững khó vượt qua.
             thương lượng thay vì đánh nhau là biểu hiện sự khôn                                      Ngày 8-3-1946, Võ Nguyên Giáp lên đường đi Hải
             ngoan về chính trị. Đồng bào hãy bình tĩnh, đoàn kết và                              Phòng. Viên tướng Valluy lên bến cảng  đón  đại diện

             tôn trọng kỷ luật. Chúng ta có nhiều bạn bè quốc tế.                                 Chính phủ Việt Nam xuống một chiếc ca  nô  đưa ra
             Chúng ta có sức mạnh đoàn kết của toàn dân, có một                                   chiến hạm Senegale  đang thả neo  ở cửa sông Cấm.
             chính phủ được toàn dân ủng hộ.                                                      ______________
                 Hàng vạn người tham dự cuộc mít tinh  xúc  động
             lặng im khi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh kết thúc bài                                       1. Học viện Chính trị quốc gia, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh
                                                                                                  tụ của Đảng: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t.3, tr.149.
   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199   200