Page 199 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 199

Chương III: THAM GIA LÃNH ĐẠO CỦNG CỐ...                197                          198                            VÕ NGUYÊN GIÁP - TIỂU SỬ


             Đảng phụ trách quân sự - Bí thư Trung ương Quân ủy,                                  biểu Pháp; 3) Hạ tuần tháng 5, đoàn đại biểu Việt Nam
             Chủ tịch Quân sự Ủy viên hội toàn quốc là Võ Nguyên                                  sẽ sang đàm phán chính thức ở Paris.
             Giáp. Ông Phan Anh - một nhân sĩ yêu nước, làm Bộ                                        Chính phủ chỉ  định phái  đoàn  đàm phán tại Hội

             trưởng Bộ Quốc phòng, nhưng chỉ với chức năng quản lý                                nghị trù bị Đà Lạt gồm 12 thành viên chính thức và 12
             hành chính quân sự. Còn thực chất Quân sự  Ủy viên                                   cố vấn, do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Tường Tam
             hội là cơ quan chỉ huy vẫn do đồng chí Võ Nguyên Giáp                                làm Trưởng  đoàn, Chủ tịch Quân sự  Ủy viên hội, Võ
             làm Chủ tịch. Về sau, trong hồi ức của mình, ông Phan                                Nguyên Giáp, Phó Trưởng đoàn . Chiều ngày 15-4-1946,
                                                                                                                                   1
             Anh  đã viết: “Nhận trách nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc                                    đoàn được Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp và căn dặn là nội

             phòng, tôi không phải nghĩ  đến công việc về chuyên                                  bộ đoàn phải hết sức đoàn kết từ ý kiến đến hành động.
             môn quân sự vì việc đó đã có anh Võ Nguyên Giáp” .                                   Hội nghị này chỉ là trù bị cho hội nghị chính thức  ở
                                                                   1
                 Ngày 17-3-1946, Đô đốc d’Argenlieu gửi thư cho Chủ                               Paris, do đó, khi gặp vấn đề gì hai bên chưa thỏa thuận
             tịch Hồ Chí Minh nói rằng, sẽ rất sung sướng được đón                                được thì gác lại, không nên nói để hỏi ý kiến Chính phủ,

             tiếp Chủ tịch vào ngày 24-3-1946 tại Vịnh Hạ Long “với                               tức là không nên thắt nút  Chính phủ vào cuộc  đàm
             tất cả nghi thức long trọng cần thiết”. Điều đó phù hợp                              phán trù bị. Phái đoàn phải giữ vững lập trường, dựa
             với ý muốn của Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh là                                 theo những nội dung cơ bản Hiệp định sơ bộ 6-3 để đi
             cần thiết gặp người  đại diện cao  nhất của Chính  phủ                               đến hợp tác với Pháp.
             Pháp tại  Đông Dương  để  đấu tranh tiến tới thực hiện                                   Với tư cách Phó trưởng đoàn, sau khi Trưởng đoàn

             cuộc đàm phán ở Paris. Cuộc gặp gỡ của Chủ tịch Hồ Chí                               Nguyễn Tường Tam có lời cảm  ơn Chính  phủ, Võ
             Minh với d’Argenlieu diễn ra trên tuần dương hạm                                     Nguyên Giáp xin hứa vấn đề đoàn kết giữa các thành
             Emile Bertin đậu ở Vịnh Hạ Long vào trưa ngày 24-3-
             1946, đã có những thỏa thuận: 1) Vào trung tuần tháng                                ______________
                                                                                                      1. Tham gia đoàn: Trịnh Văn Bính, Cù Huy Cận, Hoàng Xuân
             4-1946, Việt Nam  sẽ cử một  đoàn  đại biểu Quốc hội                                 Hãn, Vũ Văn Hiền, Vũ Hồng Khanh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Văn
             sang thăm hữu nghị Pháp; 2) Một cuộc hội nghị trù bị                                 Luyện, Dương Bạch Mai,  Phạm Ngọc Thạch, Bùi Công Trừng và
             sẽ mở  ở  Đà Lạt giữa 12  đại biểu Việt Nam và  12  đại                              Nguyễn Mạnh Tường. Các cố vấn: Tạ Quang Bửu, Kha Vạng Cân,
                                                                                                  Kiều Quang Cung, Phạm Khắc Hòe, Đinh Văn Hớn, Nguyễn Văn
             ______________                                                                       Huyên, Hồ  Đắc Liên, Phan Phác, Nguyễn Duy Thanh, Nguyễn

                 1. Tạp chí Lịch sử quân sự, số 36, tháng 12-1988.                                Tường Thụy, Nguyễn Văn Tình, Hồ Hữu Tường.
   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204