Page 273 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 273

Chương IV: TỔNG TƯ LỆNH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN...            271                          272                            VÕ NGUYÊN GIÁP - TIỂU SỬ


                 Ngày 9-9-1952, Trung  ương  Đảng ra quyết  định                                  Chủ nhiệm chính trị, đồng chí Trần Đăng Ninh, Chủ
             thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch. Đồng chí Võ Nguyên                                  nhiệm cung cấp. Chiến dịch Thượng Lào kết thúc
             Giáp làm Chỉ huy trưởng,  đồng chí Hoàng Văn Thái,                                   thắng lợi. Tại Xiêng Khoảng, trong cuộc mít tinh

             Tham mưu trưởng,  đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chủ                                     mừng chiến thắng,  đồng chí Phumi  Vôngvichít nói:
             nhiệm chính trị, đồng chí Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm                                  “Thắng lợi của chiến dịch Thượng Lào là thắng lợi của
             cung cấp.                                                                            tinh thần đoàn kết giữa hai dân tộc và hai quân đội
                 Qua ba  đợt, chiến dịch Thu  Đông năm 1952 kết                                   Việt - Lào” .
                                                                                                              1
             thúc, chiến dịch đã thành công vượt mức dự kiến. Ngày                                    Sau thất bại tại chiến dịch Biên giới, quân đội Pháp

             10-12-1952, hội nghị sơ kết chiến dịch  được tổ chức                                 lâm vào thế phòng thủ bị  động.  Đầu tháng 5-1953,
             ngay tại sở chỉ huy  tiền phương. Chiến dịch Tây Bắc                                 trước nguy cơ thảm bại, Chính phủ Pháp quyết định cử
             mùa khô 1952 đã khẳng định một phương hướng chiến                                    tướng Navarre sang làm Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở
             lược mới được mở ra từ chiến dịch Hòa Bình. Ta hoàn                                  Đông Dương. Navarre đã vạch ra một kế hoạch mang

             toàn có khả năng điều động quân địch từ đồng bằng lên                                tên mình với âm mưu chuyển bại thành thắng.
             rừng núi để chiến đấu và giành thắng lợi.                                                Thực hiện Kế hoạch Navarre,  thực dân Pháp chủ
                 Ngày 2-2-1953, Tổng Quân  ủy nhất trí mở chiến                                   trương giữ thế phòng ngự chiến lược  ở miền Bắc (vĩ
             dịch Xuân Hè năm 1953 ở Thượng Lào. Tổng Quân ủy                                     tuyến 18)  và tấn công bình  định  ở miền Nam, xóa  sổ
             đề nghị với Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh cho                                 vùng tự do Liên khu V sau đó thực hiện tấn công chiến

             phối hợp với các bạn Lào mở một chiến dịch ở Sầm Nưa                                 lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự, buộc ta phải
             nhằm tiêu diệt sinh lực  địch, giúp  Chính phủ kháng                                 đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng.
             chiến Lào xây dựng hậu phương cho kháng chiến, buộc                                      Mùa thu năm 1953, thực dân Pháp  đã tập trung
             địch phải phân tán lực lượng cơ động, ngăn chặn âm                                   một lực lượng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ gồm 44 tiểu đoàn

             mưu  địch vãn hồi tình hình  ở Tây Bắc và bình  định                                 cơ động trong tổng số 112 tiểu đoàn với ý đồ thâm độc
             đồng bằng Bắc Bộ của ta.                                                             và được đánh giá là rất cao tay. Đó là chúng vừa sẵn
                 Bộ Chỉ huy chiến dịch được thành lập, đồng chí Võ                                sàng đối phó với cuộc tiến công của chủ lực ta mà chúng
             Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng, đồng chí Hoàng Văn                                   ______________
             Thái, Tham mưu trưởng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh,
                                                                                                      1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập Hồi ký, Sđd, tr.858.
   268   269   270   271   272   273   274   275   276   277   278