Page 109 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 109
Khi Hiệp định Pari được ký kết (27/1/1973), với tầm nhìn chiến
lược, tinh thần cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch,
đồng chí Võ Văn Kiệt chỉ ra rằng Khu 9 là vùng đông dân, lực lượng
ta và địch có sự đan xen, nếu ta co lại, kẻ địch sẽ lấn chiếm và ta
sẽ bị mất đất, mất dân, mất thế chiến lược. Vì vậy, khi quân địch
tiến hành “tràn ngập lãnh thổ”, âm mưu lấn chiếm nhiều nơi thuộc
vùng giải phóng ở Khu 9, nhất là khu vực Long Mỹ, Chương Thiện,
mặc dù có điện nhắc nhở của Trung ương Cục không được dùng biện
pháp quân sự, song với tinh thần “Nếu không đánh địch bình định
lấn chiếm, mất đất, mất dân là mất tất cả”, nêu cao ý thức trách
nhiệm trước Đảng và nhân dân, đồng chí Võ Văn Kiệt và lãnh đạo
Khu ủy, Quân khu ủy thống nhất vừa báo cáo lên cấp trên đề nghị
cho phép đánh địch bảo vệ dân, giữ đất đai; vừa trực tiếp chỉ đạo
các lực lượng vũ trang trên địa bàn Khu giữ thế tiến công, kiên
quyết giáng trả địch, làm thất bại âm mưu lấn chiếm, bình định của
chúng, đồng thời mở rộng vùng giải phóng. Chủ trương đúng đắn,
sáng tạo này chính là một cơ sở thực tiễn quan trọng để Hội nghị
lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp bàn và
ra nghị quyết (tháng 10/1973) về tình hình và nhiệm vụ cách mạng
miền Nam, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển lên một bước
mới, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, trong những
năm từ 1975 đến 1982, trên các cương vị Bí thư Đảng ủy đặc biệt
kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban quân quản Sài Gòn - Gia Định, Phó Bí
thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng kiêm Chủ
nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố Sài Gòn - Gia Định, rồi Bí thư
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Kiệt đã cùng
với các đồng chí trong Thành ủy chỉ đạo khẩn trương khắc phục
những hậu quả chiến tranh và những tàn dư của chế độ cũ, xây
dựng đời sống mới. Trước tình hình đời sống của nhân dân thành
phố gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề lương thực, đồng chí đã
107