Page 108 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 108
chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” thay cho chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” và chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari.
Nắm bắt những diễn biến phức tạp trong tư tưởng cán bộ, đảng
viên và quần chúng do tổn thất của lực lượng vũ trang và cơ sở cách
mạng sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đồng
chí Võ Văn Kiệt đã cùng Thành ủy Sài Gòn - Gia Định hết sức chú
trọng công tác tư tưởng, động viên tinh thần, ý chí chiến đấu kiên
cường, giữ vững niềm tin vào tương lai tất thắng của cách mạng. Một
mặt, đồng chí chỉ đạo tăng cường bám trụ, bám sát cơ sở và quần
chúng, tiếp tục xây dựng, củng cố lực lượng cách mạng vùng nội đô,
mặt khác, rút một bộ phận lực lượng ra vùng ngoại thành, giữ vững
vùng căn cứ cách mạng ở Củ Chi, Rừng Sác, Cần Giờ, từng bước khôi
phục, củng cố phong trào cách mạng trên địa bàn thành phố.
Được cử làm Bí thư Khu ủy, Chính ủy Quân khu 9 (T3) từ cuối
năm 1969, trong bối cảnh kẻ địch thúc đẩy kế hoạch “bình định cấp
tốc”, tăng cường phản kích, càn quét, chiếm đóng vùng tự do, giành
đất, giành dân, lực lượng cách mạng bị nhiều tổn thất, đồng chí Võ
Văn Kiệt đã dành nhiều thời gian xuống nắm bắt tình hình thực
tế ở cơ sở, lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên và quần chúng.
Đồng chí đã cùng với đồng chí Lê Đức Anh, Tư lệnh Quân khu và
các đồng chí trong Khu ủy chỉ đạo kiện toàn hệ thống tổ chức, bảo
đảm sự đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, củng cố và tăng cường
mối quan hệ giữa Khu ủy, Quân khu ủy với các tỉnh ủy, đồng thời
tăng cường xây dựng, củng cố lực lượng chính trị, trên cơ sở đó,
phát triển mạnh mẽ lực lượng vũ trang ba thứ quân. Với những chủ
trương đúng đắn của Khu ủy, Quân khu ủy Khu 9, đứng đầu là đồng
chí Võ Văn Kiệt, lực lượng và phong trào cách mạng ở Khu đã từng
bước được phục hồi và phát triển, mở rộng vùng giải phóng. Từ thế
bị động, lực lượng vũ trang Khu 9 đã chuyển sang thế chủ động tiến
công, góp phần từng bước đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh” của Mỹ - ngụy ở khu vực Tây Nam Bộ.
106