Page 113 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 113
thế bị bao vây, cấm vận của nước ta, từng bước nâng cao vị thế đất
nước trên trường quốc tế.
Về văn hóa - xã hội, trên cơ sở khẳng định phải có sự kết hợp
hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa, đồng chí Võ Văn Kiệt
đặc biệt quan tâm bổ sung, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách cụ thể,
nhằm kịp thời gìn giữ, bảo vệ, phát huy di sản văn hóa, nghệ thuật
dân tộc và khuyến khích, tạo điều kiện cho sáng tạo những giá trị
mới đáp ứng yêu cầu thời đại, đồng thời mang đậm cốt cách văn hóa
Việt Nam.
Đồng chí nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục, đào tạo và chủ
trương đẩy mạnh cải tiến, nâng cao nội dung giáo dục ở các bậc học.
Đồng chí chú trọng việc xây dựng mới các trường học ở bậc học phổ
thông, giảm tình trạng học ba ca; đồng thời chỉ đạo Bộ Giáo dục giao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học, tạo động
lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các trường đại học. Sự ra
đời của Đại học Quốc gia Hà Nội (1993) và Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh (1995) đánh dấu bước phát triển mới của giáo dục
đại học ở Việt Nam, đặt nền tảng cho sự hội nhập quốc tế của nền
giáo dục đại học Việt Nam.
Sau khi thôi đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Chính phủ, đồng
chí Võ Văn Kiệt vẫn dành thời gian, tâm sức, trí tuệ để nắm bắt, suy
nghĩ về những vấn đề đặt ra đối với công cuộc đổi mới của đất nước
và gửi đến Đảng, Nhà nước những ý kiến hết sức tâm huyết, đầy
tinh thần trách nhiệm.
3. Tấm gương mẫu mực trọn đời vì nước, vì dân
Từ khi giác ngộ và tham gia sự nghiệp cách mạng cho đến lúc
qua đời, với 70 năm hoạt động cách mạng liên tục và gần 70 năm
tuổi Đảng, đồng chí Võ Văn Kiệt đã trọn đời kiên trung với mục
tiêu, lý tưởng của Đảng, phấn đấu và cống hiến không ngừng cho
sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, nêu tấm gương sáng
111