Page 160 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 160
Cảm nhận đầu tiên của tôi về anh Sáu Dân là con người khiêm
tốn lắng nghe, tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm hay về quản
lý đô thị, về làm kinh tế, luôn luôn ủng hộ cái mới, nhất là những
khám phá, những cách làm mới có hiệu quả, được nhân dân ủng
hộ như: khoán trong nông nghiệp ở Hải Phòng, việc mua tàu chở
hàng xuất khẩu của địa phương... Anh rất tâm đắc, anh bảo tôi:
ông Thành cứ làm ở Hải Phòng đi, tôi sẽ làm ở Thành phố Hồ Chí
Minh. Đúng như vậy, mấy tháng sau, anh cử Mười Phi - nguyên
Thứ trưởng Bộ Ngoại thương, trực tiếp là Giám đốc Sở Ngoại
thương Thành phố Hồ Chí Minh ra làm việc với tôi về tổ chức mua
tàu chở hàng đi xuất khẩu riêng của thành phố. Anh cũng kể việc
cho chị Ba Thi mua gạo với giá thị trường ở đồng bằng sông Cửu
Long về giải quyết lương thực cho người dân phi nông nghiệp của
thành phố.
Anh kể chuyện cho tôi nghe về những buổi anh làm việc và nghe
những nhà trí thức, nhà kinh tế của chế độ cũ ở miền Nam đề xuất
với anh về cách giải quyết những khó khăn của Thành phố Hồ Chí
Minh, họ đề xuất nhiều ý kiến, có lý, có tình, không vi phạm lập
trường giai cấp vô sản đến chuyên chính vô sản mà chỉ có lợi, anh tỏ
ra rất tôn trọng ý kiến của họ. Đối với các nhà trí thức, các nhà kinh
tế ở miền Bắc vào, anh mời nói chuyện, gặp riêng và chăm chú lắng
nghe. Anh nói với tôi: “Mình 30 năm ở chiến trường, ở bưng biền, ở
rừng..., tuy có được học một số lớp ngắn ngày nhưng về kinh tế thì
chưa hiểu biết mấy, nên phải nghe cả hai bên để chọn lọc”. Tôi nói:
“Cách làm đó là thông minh và tiết kiệm nhất”.
Đối với những trí thức trong chính quyền cũ ở miền Nam như
Dương Văn Minh, Nguyễn Xuân Oánh, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn
Cao Kỳ... anh cũng có cách nhìn, đánh giá họ một cách khách quan.
Anh thường nói với tôi: Muốn hòa hợp dân tộc ta phải có cách nhìn
khách quan với những trí thức đã làm việc với chính quyền cũ ở
158