Page 162 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 162

Trong quan hệ đồng chí, bạn hữu, anh Sáu Dân thường hay trao

            đổi với tôi về ba lẽ sống ở đời:
                - Mất của có thể làm ra được.
                - Mất bạn thật là đáng buồn.

                - Mất lòng tin là mất tất cả.
                Trong hơn 30 năm quan hệ làm việc với anh, giữa chúng tôi đã
            xảy ra một “sự cố” vào cuối năm 1989. Trong cuộc họp Bộ Chính trị,
            anh Sáu Dân đã có nhận xét không chuẩn xác về cuộc hội nghị tổng

            kết năm tại Hội trường Thống nhất - Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi
            có thư gửi Bộ Chính trị và anh Sáu Dân. Và từ đó tôi chỉ giữ quan
            hệ làm việc giữa Bộ trưởng với Phó Thủ tướng thường trực. Tôi thấy

            anh tỏ ra buồn, luôn luôn tìm mọi cách gần gũi và lại nhà thăm tôi,
            anh không gợi lại chuyện cũ, nhất là khi sáp nhập Bộ Kinh tế Đối
            ngoại với Bộ Nội thương thành lập Bộ Thương mại, tôi không làm
            Bộ trưởng nữa mà về làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh

            tế Trung ương, anh Sáu Dân thường hay thăm hỏi và chủ động gặp
            tôi trao đổi công việc. Khi Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
            ương do tôi làm viện trưởng sáp nhập vào Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

            anh mời tôi về làm Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
            Nam. Nghi ngại là tôi không nhận, nên anh trao đổi với anh Nguyễn
            Đức Tâm, anh Sáu Hậu (Lê Phước Thọ) phụ trách tổ chức trao đổi
            với tôi nhận nhiệm vụ Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp

            Việt Nam (VCCI). Tôi trao đổi lại với anh là việc gì tổ chức giao tôi
            cũng làm, dù to, dù nhỏ không quan trọng. Anh bảo tôi: “Công việc
            này rất khó và hiện nay tổ chức rất bé nhỏ, nên cũng ít người thích

            làm, còn người muốn làm lại rất yếu, không có khả năng nâng nó
            lên tầm cao”.
                Từ ngày tôi nhận về làm Chủ tịch VCCI, quan hệ giữa chúng tôi
            thân thiết hơn với tình đồng chí, bạn hữu, không bao giờ anh tỏ ra

            cấp trên, cấp dưới.

            160
   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167