Page 161 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 161
miền Nam, giả thiết như Dương Văn Minh lúc đó không có chút
lương tâm vì dân tộc, ông ta cứ hô hào quyết chiến đến cùng thì
dù trước sau ta cũng chiến thắng, nhưng sẽ chết thêm bao nhiêu
người kể cả binh sĩ hai bên và dân thường. Nếu ta chỉ đánh giá là
sức ta quá mạnh, họ không thể chống cự nên mới xin đầu hàng,
nói thế cũng đúng, nhưng với những người như Dương Văn Minh,
ông ta cứ ra lệnh tử thủ Sài Gòn, khi thấy hoàn toàn thất bại, lên
máy bay chạy ra nước ngoài, vẫn thoát thân... cho nên ta phải
thấy những mặt tích cực nhỏ nhất của họ để động viên, họ không
bẽ bàng khi ở lại với ta... Người chiến thắng không biết vì lợi ích
dân tộc lâu dài, không có cách tranh thủ đoàn kết họ lại thì chỉ bất
lợi cho dân tộc, mà đã là người dân ở lại trên đất nước Việt Nam,
dù họ là ai thì Nhà nước ta cũng phải lo cho cuộc sống của họ, và
huy động họ góp phần xây dựng đất nước, có như vậy mới đoàn kết
được dân tộc, xây dựng được nước Việt Nam bền vững. Nếu phân
biệt đối xử chỉ có hại cho tương lai con cháu chúng ta, kẻ thù chỉ
mong ta mâu thuẫn và sụp đổ từ bên trong là họ có lợi nhất. Và
chính từ cách đối xử với họ, chúng ta sẽ nâng cao nhận thức từ
bên trong nội bộ với cách đối xử với nhau như thế nào là tình đồng
chí, tình bạn cùng chiến hào. Từ đó tự mình nâng tầm cao văn
hóa truyền thống về cách hành xử giữa mình với nhau, để có tấm
gương cho họ, và cho toàn dân noi theo, bớt được tính kiêu ngạo,
nhỏ nhen, đố kỵ, tầm thường của những người chiến thắng... Phải
giữ lấy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, khi chiến thắng kẻ
thù phương Bắc ta còn rải thảm, cấp ngựa, thuyền, phương tiện đi
lại, lương thực cho kẻ xâm lược rút quân, cớ sao lại không đối xử
với người cùng một dân tộc như ngạn ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá
gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Tất nhiên,
đối với kẻ ngoan cố, tiếp tục theo địch, phá hoại đất nước, ta phải
xử nghiêm theo pháp luật.
159