Page 307 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 307
CHUYỆN ĂN CƠM
Sau năm 1975, chạy gạo lo bữa cơm cho thành phố rất khó khăn
do cơ chế mua như giật, bán như cho của thời bao cấp. Anh Sáu Dân
miệt mài lo việc này nên được mệnh danh là ông chủ gạo. Có lẽ từ
thực tế chạy gạo cho dân đủ ăn khó quá, nên anh Sáu Dân mới nghĩ
ra việc cải tiến cơ cấu trong bữa ăn của mình. Anh nói: “Để bớt ăn
cơm, khi vào bữa, mình ăn rau trước với một ít cá, thịt, mắm, muối
gì cũng được. Ăn rau cho lưng lửng bụng rồi mới ăn cơm. Như vậy
trước mình ăn hai chén cơm, bây giờ cải tiến ăn cơm thì cần một
chén cơm là đủ”. Tôi nghe anh nói mà bồi hồi trong dạ. Trong hoàn
cảnh phải tiết kiệm gạo, ăn cải tiến, tăng ăn rau để bớt ăn cơm thật
là cảm động. Chắc ít ai nghĩ đến những điều thiết thực như vậy, và
biết bao nhiêu việc cải cách, đổi mới mà anh đề xuất để cởi trói, để
thoát thời bao cấp, để mở cửa hội nhập, để đưa đất nước đi lên mạnh
mẽ trong những thập niên qua.
Và tôi nhớ mãi một số lần cùng ăn cơm với anh Sáu.
Lúc chống Mỹ ở rừng, có lần anh Sáu Dân mời nhà thơ - nhà văn
Viễn Phương đến cùng ăn cơm. Lần đó, trải một tấm nylon xuống
đất, rồi cùng ngồi xếp bằng dưới đất mà ăn cơm như kiểu công cấy
ăn giữa buổi. Nên sau đó, nhà thơ Viễn Phương mới viết trong bài
Hạt gạo tình thương một câu thơ: “Ngồi dưới đất ăn cơm mà gừng
cay muối mặn”.
Anh Sáu có cái tình với anh em sâu đậm lắm, như gừng cay
muối mặn.
Một sự việc nữa: Tháng 3/1993, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị
tổng kết cuộc vận động nâng cao bản chất và sức chiến đấu của quân
đội. Tôi được mời đại diện cho Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh báo
cáo về công tác hậu phương - quân đội ở Quận 11 trong hội nghị. Tôi
nêu một số việc làm cụ thể như: Sau khi đi thăm bộ đội ở mặt trận 479
Campuchia, theo lời hứa với đồng chí Thanh - Tiểu đoàn trưởng
305