Page 304 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 304
Anh là tấm gương của một người lãnh đạo cao cấp, luôn bám
chiến trường, luôn xông pha trong nguy hiểm, đứng vững ở vị trí
của một Tư lệnh tiền phương trong cuộc tổng công kích Tết Mậu
Thân năm 1968. Số anh chị em tham gia cánh tây nam khá đông,
trên 80 người, khi rút ra xã Hưng Long và Quy Đức, rất khó bảo vệ
được bí mật và an toàn. Anh Sáu bảo tôi liên lạc với các đồng chí
lãnh đạo địa phương, đưa 60 anh em rút về các xã vùng căn cứ lõm
ở huyện Cần Đước để bảo toàn lực lượng. Còn bản thân anh Sáu
và một trung đội bảo vệ trụ lại hai xã Quy Đức và Hưng Long của
huyện Bình Chánh để tiện việc theo dõi và chỉ đạo các đợt tiến công
vào nội thành.
Khi chúng tôi về đến xã Phước Vân, huyện Cần Đước thì gặp
anh Tư Ánh cũng vừa từ nội thành trở ra đó. Anh Tư Ánh hỏi tôi:
“Ông Sáu hiện ở đâu?”. Tôi thưa: “Anh Sáu vẫn còn bám trụ ở Hưng
Long, Quy Đức”. Anh bức xúc hỏi tôi: “Sao không khuyên ông lùi ra
đây để có chỗ đứng mà chỉ đạo?”. Tôi đáp: “Anh Tư biết nhiều tính
của anh Sáu, có lẽ ảnh nghĩ đến công việc nhiều hơn là tính mạng
của ảnh”.
Cùng với thời gian, càng ngày tôi càng cảm phục đức tính xả
thân vì công việc, không ngại bất cứ hiểm nguy, gian khổ nào của
anh Sáu. Anh là một người lãnh đạo có ý chí tiến công mãnh liệt
và hành động dũng mãnh trước mọi hiểm nguy, thử thách. Và sau
đợt tiến công chiến lược Mậu Thân 1968, tôi thấy tóc anh Sáu đã
bạc nhiều.
Trong đợt kỷ niệm 40 năm Tết Mậu Thân năm 2008, anh Sáu
Dân có một nhận định: “Ta hy sinh nhiều vì bám trụ quá lâu ở vùng
ven đô”, nơi mà anh Sáu đã bám trụ khá lâu để chỉ đạo và cũng đã
bao lần cận kề với cái chết.
Sau đợt một, anh Sáu Khiêm, Ủy viên Thường vụ Khu ủy, Trưởng
ban Công vận từ nội thành đi đường công khai ra gặp anh Sáu Dân
báo cáo tình hình. Sau đó, anh Sáu Khiêm định trở lại nội thành,
302