Page 314 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 314

Trong những tháng cuối năm 1958 đầu năm 1959, Mỹ - Diệm

            càng điên cuồng đẩy mạnh các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”. Chúng
            ráo riết thực hiện phương pháp “tát cạn nước để bắt cá”, tăng cường
            càn quét và ráo riết gom dân vào “khu trù mật”, “khu dinh điền” để
            tách Đảng ra khỏi dân.
                Tháng 5/1959, Ngô Đình Diệm ban hành “Luật 10/59” thành lập
            các tòa án quân sự đặc biệt nhằm công khai hóa việc chém giết cán

            bộ, đồng bào yêu nước và “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”.
                Trong giai đoạn khó khăn này, khoảng cuối năm 1958, Xứ ủy
            Nam Bộ quyết định điều anh Sáu Dân rời chiến trường miền Tây
            lên làm Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, nhằm khôi phục lại tổ
            chức của Đảng bộ bị tổn thất nặng nề. Đồng chí Trần Quốc Thảo,
            Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển,
            Bí thư Tỉnh ủy Gia Định và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt trong
            Ban Thường vụ Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn: Nguyễn Ngọc Thanh,
            Đoàn Văn Bơ, Nguyễn Thị Diệu, Phạm Văn Ngà... đều đã hy sinh.

                Lúc anh Sáu Dân đến Sài Gòn - Chợ Lớn, trong toàn Đảng bộ
            chỉ còn lại khoảng 200 đảng viên và cán bộ nòng cốt, 75% số cán bộ
            ở huyện Củ Chi đã bị bắt, bị giết. Trong tổng số 1.000 đảng viên của
            hai huyện Gò Vấp và Tân Bình chỉ còn lại có 8 đồng chí. Ban Chấp
            hành Đảng bộ của những huyện Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn... đã
            hoàn toàn bị “lột xác”. Qua các cuộc đánh phá ác liệt của địch với

            những chiến dịch “tố cộng”, “cải huấn”, “tẩy não”, “cách mạng quốc
            gia”, “Luật 10/59”, v.v., đến năm 1959, trong Khu ủy Sài Gòn - Chợ
            Lớn chỉ còn có anh Sáu Dân và anh Huỳnh Tấn Phát.
                Nhằm tạo ra thế trận mới và điều kiện tốt để thực hiện nhiệm
            vụ mới trên cơ sở thống nhất địa bàn trong nội thị và ven đô, đầu
            năm 1960, Xứ ủy chấp thuận đề nghị của anh Sáu Dân giải thể Khu
            ủy Sài Gòn - Chợ Lớn và Tỉnh ủy Gia Định, hợp nhất thành lập Khu
            ủy Sài Gòn - Gia Định.

                Trong 21 năm chống Mỹ, Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn và Sài Gòn -
            Gia Định đã trải qua sự chỉ đạo của bốn đồng chí Bí thư Khu ủy:

            312
   309   310   311   312   313   314   315   316   317   318   319