Page 319 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 319

hàng chục năm sau gặp lại, ông Sáu Dân vẫn không hề quên ai, vẫn

            thuộc tên nhớ nết của từng người”.
                Dĩ nhiên, những người lính cận vệ cũng chẳng ai không nhớ
            ông, thương ông. Cho dù khoảng cách, vị trí công tác giữa ông và

            họ  cách  xa  nhau,  nhưng  suốt  những  năm  tháng  gian  khổ,  cuộc
            sống sinh hoạt giữa ông và họ vẫn chưa bao giờ cách biệt. Ông Sáu
            Dân thương lính như con, như em, đối xử với họ như người chung
            một nhà.

                Gọi là cận vệ cho oai, nhưng kỳ thực, những người đi theo bảo
            vệ, chăm sóc ông Sáu thời chiến tranh đều là những tân binh còn
            rất trẻ, chỉ 17 - 18 tuổi, cá biệt có những “cậu nhỏ” tuổi chỉ mới 15.

            Ông Hồ Văn Một, cận vệ của ông Sáu Dân ở Mỏ Cày, Bến Tre hồi
            đầu những năm 70 nhớ lại: “Hồi đó, tôi mới 16 tuổi. Nhiệt tình yêu
            nước thì đi theo cách mạng chứ nhỏ xíu, vác khẩu AK còn thấy nặng,
            nghe tiếng đạn rít còn hoảng hồn thì đánh đấm cái gì. Vậy là được

            cấp trên “bố trí công tác phù hợp”, cho đi theo chăm sóc ông Sáu.
            Công việc của tụi tôi chỉ là ổng đi đâu, mình theo đó, lo nấu nước,
            châm trà, mắc mùng, lo chỗ ăn, chỗ ngủ chứ chẳng có nghiệp vụ gì

            cả. Thậm chí chức vụ của ông Sáu lớn đến cỡ nào, nhiều anh em cận
            vệ cũng chịu, chỉ tin chắc là ổng làm lớn lắm!”.
                Ông Sáu không quan tâm đến điều đó, chỉ dồn sức cho công việc.
            Hồi những năm 1960, chăm sóc ông Sáu ở R là anh cận vệ Nguyễn

            Văn Ấm, quê ở Củ Chi, mới 17 tuổi. Anh này có tật ham ngủ. Đi công
            tác, nghỉ chân giữa chừng, chỉ cần ngồi dựa lưng vào gốc cây là Ấm
            ngáy pho pho. Đến giờ đi, ông Sáu gọi, anh cận vệ mới giật mình,

            dụi mắt bật dậy. Có lần đi công tác ở Tân Tập, Long An, khi trở về,
            gặp con nước lớn, lại đi ngược dòng, Nguyễn Văn Ấm ráng sức chèo
            mà xuồng vẫn đi rất chậm. Ông Sáu thấy vậy bèn bảo: “Để tao phụ”.
            Anh cận vệ chưa kịp can, thủ trưởng đã tụt xuống, trầm mình lội

            dưới sông phụ đẩy xuồng. Thấy Ấm tỏ ra áy náy vì bắt thủ trưởng

                                                                             317
   314   315   316   317   318   319   320   321   322   323   324