Page 315 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 315
Nguyễn Văn Linh, Trần Quốc Thảo, Võ Văn Kiệt và Mai Chí Thọ.
Trong số đó, anh Võ Văn Kiệt là người làm Bí thư Khu ủy lâu nhất,
khoảng hơn 8 năm (1959 - 4/1965, 7/1968 - 1/1971). Anh Nguyễn
Văn Linh khoảng hơn 7 năm (10/1954 - khoảng 1956, 4/1965 -
25/10/1967, 2/4/1972 - giữa năm 1974). Anh Trần Quốc Thảo khoảng
2 năm (khoảng 1956 - 16/10/1957) và anh Mai Chí Thọ khoảng hơn
1 năm (từ giữa năm 1974 đến năm 1975).
Trải qua hơn 8 năm nằm gai nếm mật, chen vai sát cánh chiến
đấu cùng đồng chí, đồng bào trên mảnh đất Sài Gòn - Gia Định, anh
Sáu Dân đã ra sức tổ chức và chỉ đạo các phong trào trừ gian diệt ác;
đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang; sử dụng bạo lực
cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng để hỗ trợ quần chúng
nổi dậy giành quyền làm chủ; tái xây dựng và củng cố cơ sở đảng
trong quần chúng ở nội thị và những vùng ven đô; chỉ đạo xây dựng
địa đạo chiến đấu trong lòng đất tại huyện Củ Chi và căn cứ kháng
chiến trên mặt nước ở vùng rừng Sác huyện Cần Giờ... nhằm đánh
bại những kế hoạch bình định của giặc ở vùng nông thôn ven đô (kế
hoạch Xtalây - Taylo); chiến lược “chiến tranh đặc biệt”; chiến lược
“chiến tranh cục bộ”; tham gia tổ chức Tổng tiến công và nổi dậy, tập
kích vào sào huyệt đầu não của địch trong Tết Mậu Thân 1968; duy
trì phong trào cách mạng ở đô thị, khôi phục thế và lực của chiến
tranh nhân dân ở vùng ven đô, v.v..
Ở miền Tây Nam Bộ, từ giữa năm 1968 đến năm 1970, lợi dụng
ta chậm chuyển hướng sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân, Mỹ -
ngụy liên tiếp thực hiện các kế hoạch “bình định cấp tốc”, “bình định
bổ sung”, “bình định phát triển”... Qua hàng chục ngàn cuộc càn
quét, chúng đóng thêm 4.270 đồn bót, chiếm thêm khoảng 3 triệu
dân. Nguyễn Văn Thiệu huênh hoang tuyên bố đã bình định được
97% đất đai ở miền Tây Nam Bộ và sẽ tiếp tục “nhổ sạch cỏ U Minh”.
Tháng 1/1971, từ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, anh Sáu Dân được
điều xuống miền Tây làm Bí thư Khu ủy thay anh Nguyễn Thành
Thơ (Mười Khẩn) trở về Trung ương Cục. Dưới sự chỉ đạo của anh
313