Page 415 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 415
Thực ra hai nhân vật lớn này đã gặp nhau nhiều lần trong các
buổi lễ lớn và đã đánh giá cao về nhau. Nhưng ông Võ Văn Kiệt
thường chủ động tranh thủ gặp Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn
Bình trong những buổi tối tại tòa soạn báo Công giáo và dân tộc.
Hai người gặp nhau thật thoải mái và xưng hô với nhau “anh
Năm”, “anh Sáu”. Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình thường
nói nhiều và ông Võ Văn Kiệt thường lắng nghe. Nhờ đó mà đã tạo
nên được một sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau; nhiều vụ việc lớn
nhỏ đều được giải quyết một cách có tình có lý, ít xảy ra đụng độ
giữa đạo và đời ở Thành phố Hồ Chí Minh, trừ những trường hợp
không do người Việt Nam với người Việt Nam.
Những cuộc gặp gỡ như thế, lúc ông Võ Văn Kiệt còn công tác
tại Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm hai ba lần; từ khi ông Võ Văn
Kiệt ra công tác ở Trung ương, ít nhất mỗi năm một lần. Có lần Đức
Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình nói: “Anh Sáu bận công tác trăm
công nghìn việc như thế, mà dành được thì giờ cho chúng tôi!”. Ông
Sáu nói: “Gặp gỡ như thế này cũng là công tác”.
Những năm cuối đời của Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình,
sức khỏe của ngài không cho phép có những cuộc gặp gỡ như thế.
Đầu năm 1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt gọi bốn anh em chúng tôi
(linh mục Huỳnh Công Minh, linh mục Vương Đình Bích, linh mục
Phan Khắc Từ và tôi) ra Hà Nội. Tối hôm đó, sau bữa cơm tối tại nhà
riêng, Thủ tướng đã hỏi rất nhiều chuyện về Đức Tổng Giám mục
Nguyễn Văn Bình. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đánh giá rất cao công lao
của Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình đối với Giáo hội cũng
như đối với đất nước. Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng Đức Tổng
Giám mục Nguyễn Văn Bình không được đối xử công bằng: “Năm
1976, Tổng Giám mục Trịnh Như Khuê, là giáo phẩm đầu tiên được
thăng Hồng y, đó là điều hiểu được; năm 1979 lại thăng Hồng y cho
Tổng Giám mục Trịnh Văn Căn mà không nghĩ gì tới Tổng Giám
mục Nguyễn Văn Bình là không công bằng. Có phải Hồng y nhất
413