Page 495 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 495
anh nghĩ về lần gặp cuối cùng trước khi chị bị bắt ở Rạch Giá. Lần
ấy, chị Năm động viên anh rất nhiều và câu nói mà anh không bao
giờ quên là: “Đã dấn thân vào con đường tranh đấu là người cộng
sản phải chấp nhận gian khổ, hy sinh. Nhưng dù thế nào cũng cố
giữ cho được khí tiết người cộng sản”. Và cũng lần ấy, nhờ sự mưu
trí của chị Năm mà anh thoát khỏi sự truy đuổi của mật thám Pháp.
Hình ảnh chị Năm - người chị thân thương và câu nói của chị đã
theo anh Sáu suốt những năm tháng gian khổ và nhiều lúc giữa cái
sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc. Đó là đồng chí Tạ
Uyên, người đảng viên cộng sản quê miền Bắc vào miền Nam hoạt
động, đã tuyên truyền giác ngộ và giới thiệu anh Sáu vào Đảng.
Cuối năm 1939, đồng chí Tạ Uyên bị địch bắt đưa đi giam cầm tại
nhà tù Côn Đảo. Đồng chí Tạ Uyên cùng một số đồng chí khác đã
vượt ngục trở về và sau đó được cử làm Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ. Đêm
21/11/1940, đồng chí Tạ Uyên đã bị địch bắt ngay sau khi kết thúc
cuộc họp bàn chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Bọn giặc đưa
đồng chí Tạ Uyên về giam giữ tại Khám lớn Sài Gòn và đồng chí đã
hy sinh trước khởi nghĩa Nam Kỳ đúng một ngày (22/11/1940). Điều
sâu sắc mà đồng chí Tạ Uyên để lại trong anh Sáu là những đức
tính rất đáng quý về một người đồng chí hết lòng thương yêu anh
em, vững vàng trong đấu tranh, bình thản nói đến cái chết và chấp
nhận cái chết đó nếu không may sa vào tay giặc. Và như anh Sáu
nói: “Sau chị Năm Hồng, anh Tạ Uyên là người thứ hai đã truyền
lửa cách mạng cho tôi”.
Thời gian trôi đi, nhưng anh Sáu không nguôi nhớ về đồng chí
Tạ Uyên và luôn nung nấu nguyện vọng được về thắp hương tưởng
nhớ người anh, người đồng chí ngay tại quê hương của liệt sĩ Tạ
Uyên. Nguyện vọng đó ngày càng cháy bỏng khi anh Sáu được điều
ra miền Bắc làm việc, nhưng vì công việc cuốn hút đã làm cho sự
lỡ hẹn của anh Sáu với người đã khuất kéo dài mãi. Cho đến cuối
493