Page 497 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 497
hợp tác tốt đẹp. Có lẽ vì hiểu tính anh Sáu, nên ngay chuyến anh
đi thăm và làm việc đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Chính phủ
tại ba nước Thái Lan, Xingapo và Inđônêxia, lãnh đạo Thông tấn xã
Việt Nam đã cử một đồng chí ở Ban Biên tập đối ngoại đi vì theo
Tổng Giám đốc Đỗ Phượng: “Phải làm như vậy, vì đầu có xuôi thì
đuôi mới lọt”. Thế nhưng, chỉ sau đó vài tuần tôi lại phải làm tin
tổng hợp về cuộc đi thăm và làm việc không chính thức của anh Sáu
với ba nước khác, mặc dù tôi không được đi theo. Một buổi chiều,
Văn phòng anh Sáu gọi tôi lên gặp anh ngay tại phòng làm việc ở
Phủ Thủ tướng và giao viết tin về cuộc đi thăm này qua lời kể của
một đồng chí Phó Vụ trưởng Vụ Khu vực (Bộ Ngoại giao) đi làm
phiên dịch. Anh Sáu yêu cầu hai anh em trao đổi và tôi ngồi ngay
phòng họp viết tin rồi đưa anh kiểm tra lại để kịp cho Thông tấn xã
Việt Nam phát vào buổi tối. Sau hơn hai giờ tôi vừa nghe, vừa viết
tin và trình anh thông qua. Anh đọc rất nhanh và chỉ chữa một vài
chi tiết nhỏ rồi trao lại cho tôi và nói: “Được rồi, phát ngay tối nay
nhé”. Tôi coi đây là bài sát hạch của anh và tôi đã vượt qua.
Những năm tháng tiếp theo, anh Sáu có rất nhiều buổi tiếp
khách nước ngoài, vì thời gian này Nhà nước ta đang từng bước
thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.
Theo thông lệ từ lâu nay, hầu hết các tin về hoạt động đối ngoại của
các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều do Vụ Thông tin báo chí
của Bộ Ngoại giao làm, sau đó gửi xuống Thông tấn xã Việt Nam để
phát cho các báo. Vì vậy, các buổi tiếp khách của anh Sáu, phóng
viên tin ảnh chỉ có 5 phút đầu tiên để tác nghiệp sau đó phải ra
khỏi phòng. Những tin do Bộ Ngoại giao làm và chuyển xuống cho
Thông tấn xã Việt Nam vì nhiều lý do đều rất muộn và nội dung sơ
sài. Hôm sau đọc tin trên các báo, anh Sáu không hài lòng và hỏi
tôi. Tôi báo cáo lại quy trình làm tin như trên và anh Sáu nói ngay:
“Phải thay đổi cách làm này”. Sau đó, anh Sáu gặp tôi và nói quan
495