Page 546 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 546
đường Trường Sơn, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các khu chế xuất,
khu công nghiệp tại nhiều tỉnh... Đến nay, các công trình trên đã
phát huy tác dụng tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần
giữ thế ổn định chính trị - xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta.
Sau khi thôi nhiệm, công việc thường ngày của ông Sáu Dân
ít bề bộn hơn, nhưng hình như những vấn đề mà ông quan tâm lại
rộng hơn, sâu hơn. Điều ngạc nhiên nhất là những vấn đề kinh tế -
xã hội cốt lõi được ông đưa ra từ góc nhìn mới, từ những khía cạnh
khác nhau, với tầm nhìn xa tới tương lai, quan tâm tới những lợi ích
lâu dài của nhân dân, của đất nước. Đây là một năng lực hiếm có
của người đã trên 80 tuổi. Ông biết nhóm anh em chúng tôi thường
gặp nhau chiều thứ sáu nên đôi khi đưa vài đề tài, nội dung kinh
tế - xã hội để anh em trao đổi. Ông vẫn thường nghe ý kiến phát
biểu của từng người và cho ý kiến nhận xét riêng của mình để mọi
người góp ý hay phản biện. Sau đó, ông còn mời riêng từng người
có ý kiến mà ông quan tâm để bàn sâu hơn, để chốt lại nội dung ý
tưởng. Nhiều khi, ông còn đề nghị anh em phác họa ý tưởng thành
một đề tài nghiên cứu để áp dụng sau này.
Những năm cuối đời, ông cùng một số nhà trí thức và doanh
nhân đi tham quan đường tây Trường Sơn. Vùng Tây Nguyên lúc đó
gồm các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, không bao gồm
tỉnh Lâm Đồng. Từ khoảng năm 2003, tình trạng nhập cư tự phát
ồ ạt đến hồi cao điểm, dân nhập cư chiếm rừng, khai thác gỗ, khai
hoang đất để trồng cây lương thực, gây rối loạn tại Tây Nguyên.
Ông Sáu Dân rất quan tâm đến việc này nên đưa ra mời anh em
trao đổi. Vấn đề chốt lại về Tây Nguyên gồm bốn nội dung như sau:
- Bảo vệ môi trường thiên nhiên, rừng và nước ngầm, nước mặt.
Phải giữ được nước ngầm theo mức nước trước đây thì mới giữ được
rừng. Từ đó, phải cân đối cây trồng với cây rừng, tương quan giữa
loại cây sử dụng nước và loại cây giữ nước phải tuân theo tỷ lệ hợp
lý và phải tuân thủ nghiêm ngặt.
544