Page 542 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 542
là tụt hậu. Chẳng lẽ phải đuổi kịp với thiên hạ là chệch hướng, để
đất nước tụt hậu ngày càng xa là đúng hướng”.
Nhìn lại khoảng thời gian 15 năm qua, ta thấy Việt Nam có
một số mặt rút ngắn được khoảng cách với các nước trong khu vực
nhưng không bền vững. Chẳng hạn thu nhập đầu người tăng hơn
nhiều nước khác nhưng môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng.
Nhiều mặt khác của nền kinh tế thì rõ ràng ta còn đang bị tụt hậu.
Cơ cấu xuất khẩu không thay đổi nhiều vì công nghiệp trong nước
chậm phát triển. Ta chưa có những doanh nghiệp mạnh, có sức vươn
ra thị trường thế giới. Tình trạng giáo dục và nghiên cứu khoa học,
công nghệ hiện nay càng cho ta lo ngại về nguy cơ tụt hậu sẽ tồn tại
lâu dài trong tương lai.
Về vấn đề hội nhập với thế giới, những diễn tiến gần đây cho
thấy ưu tư của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ nhiều năm trước
khi ông mất là có cơ sở. Trong bản đóng góp ý kiến nói trên, ông viết:
“Một trong những thách thức là sự phát triển kinh tế của chúng ta
vẫn tiếp tục lệ thuộc một chiều vào thế giới bên ngoài. Lệ thuộc vốn
đầu tư, làm gia công và thương hiệu. Nước nào cũng lệ thuộc lẫn
nhau, nhưng vấn đề là ở chỗ làm sao chuyển từ lệ thuộc một chiều
và thụ động sang sự lệ thuộc hai chiều và chủ động”.
Dĩ nhiên Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển thấp, không thể
có sự đối xứng hoàn toàn trong quan hệ kinh tế với nước ngoài về
vốn đầu tư, về cơ cấu xuất, nhập khẩu, về vị trí trong chuỗi giá trị
toàn cầu, v.v.. Nhưng vấn đề là phải có sự cải thiện liên tục trong
vị trí của mình trên thị trường thế giới. Cụ thể là cơ cấu xuất khẩu
phải được chuyển dịch dần lên hướng có hàm lượng công nghệ cao
hơn, có giá trị gia tăng lớn hơn; doanh nghiệp trong nước phải
nhanh chóng chuyển từ gia công theo đơn đặt hàng nước ngoài tiến
tới giai đoạn tự mình thiết kế sản phẩm rồi dần dần tạo thương
hiệu cho riêng mình. Có như thế mới cung cấp ngày càng nhiều các
540