Page 541 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 541
thương nghiệp bắt đầu khởi sắc. Trước sự vươn lên của các thành
phần phi quốc doanh, một số nhà lãnh đạo lo ngại có nguy cơ chệch
hướng. Trên thế giới thì hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
Đông Âu sụp đổ. Nhiều người trong tầng lớp lãnh đạo Việt Nam
lo ngại nguy cơ mất chủ nghĩa xã hội. Trong tình hình có khuynh
hướng muốn đi ngược lại trào lưu đổi mới, ông Sáu Dân đã mạnh
dạn chủ trương rằng đối với Việt Nam nguy cơ tụt hậu mới là vấn
đề đáng lo nhất, phải được đặt lên trên tất cả các nguy cơ. Ông cho
rằng cốt lõi của định hướng xã hội chủ nghĩa phải là dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, và phát triển phải gắn liền với
giữ gìn độc lập, chủ quyền, gắn liền với phúc lợi xã hội và bảo vệ
môi trường. Khác với chủ trương cho rằng để kinh tế nhà nước mất
vai trò chủ đạo là chệch hướng, ông khẳng định rằng nguy cơ chệch
hướng đang ẩn náu trong nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội đáng lo
như làm ăn trái pháp luật, tham nhũng, cửa quyền, tiêu xài lãng
phí và ăn cắp của công.
Đó là những ý kiến ông phát biểu cách đây đã trên dưới 15 năm
nhưng rất tiếc, những diễn tiến sau đó cho thấy những vấn đề ấy
vẫn phải tiếp tục đặt ra.
Chính vì lẽ đó mà những năm cuối đời, nguyên Thủ tướng Võ
Văn Kiệt vẫn còn băn khoăn về nguy cơ tụt hậu và vấn đề chệch
hướng. Vào năm 2005, trong bản Đóng góp ý kiến vào Báo cáo tổng
kết lý luận và thực tiễn hai mươi năm đổi mới, ông viết: “Bây giờ
chúng ta không thể chỉ đặt ra vấn đề của Việt Nam như chuyện
trong nhà, mà là chuyện ganh đua với thế giới để tồn tại và phát
triển... Thách đố trước mắt là phải phát triển nhanh và bền vững,
hội nhập trong độc lập, đi tiếp trong nhịp chung của thế giới, làm
sao không vấp ngã, không tụt hậu... Cần phải trân trọng những cái
mới, phải khuyến khích những tìm tòi, những hướng đi mới, không
nên khư khư giữ nếp cũ hoặc thỏa mãn với những gì làm được. Nếu
chỉ sợ chệch hướng theo một đánh giá nào đó thì thực tế cầm chắc sẽ
539