Page 553 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 553
Sử sách lưu lại: Kênh phải đào nhiều năm - đến năm Minh Mạng
thứ 3 vẫn chưa xong. Minh Mạng nóng lòng vội sai Tổng trấn Gia
Định là Lê Văn Duyệt, cùng với Nguyễn Văn Thụy chỉ huy binh dân -
huy động lần này lên đến 39.000 người Việt, 16.000 người Miên - đợt
cuối vào năm 1824 vẫn còn phải huy động đến 25.000 người.
“Từ đó đường sông được lưu thông, từ kế hoạch trong nước,
phòng giữ ngoài biên, nhân dân buôn bán đều thuận lợi vô cùng”.
Minh Mạng rất hài lòng thưởng cho rất hậu: Nguyễn Văn Thụy
được lên công đầu.
Bà vợ ông là Châu Thị Vĩnh Tế tích cực lo việc hậu cần cũng
được hậu thưởng. Vì tên ông đã được lấy đặt tên sông, tên núi
(Thoại Sơn, Thoại Hà), nên nhà vua lấy tên vợ ông cho đặt tên
kênh Vĩnh Tế.
Ngày 9/2/1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra Quyết định số 99/TTg
về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm phát triển ở đồng bằng
sông Cửu Long (1996-2000).
Ngày 25/7/1996, trong chuyến đi thăm và làm việc với các tỉnh
vùng biên giới phía Nam, Thủ tướng đã chỉ thị việc lập kế hoạch cải
tạo mở rộng kênh Vĩnh Tế, xây dựng hệ thống công trình kiểm soát
lũ tràn và sử dụng nước lũ vào việc cải tạo vùng đất bắc Hà Tiên.
Thủ tướng Chính phủ giao cho các nhà khoa học (Trung tâm
Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia) chủ trì và phối hợp với
các bộ trong việc nghiên cứu vấn đề thoát lũ tràn ra phía biển Tây.
Các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
kết hợp nghiên cứu với thiết kế hàng loạt công trình trong hệ thống
thoát lũ.
Năm 1996 là năm lũ lớn và diễn biến phức tạp càng làm cho tình
hình thêm “nước sôi lửa bỏng”.
Tháng 4/1997, dự án được bắt đầu bằng cách mở các cửa thoát
lũ ra phía biển Tây. Năm 1998, việc cải tạo nạo vét kênh Vĩnh Tế
bắt đầu. Năm 1999, các công trình đầu mối điều khiển lũ dọc theo
551