Page 557 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 557
quy hoạch lũ. Vẫn còn những ý kiến khác nhau về mặt chủ trương.
Ông và các cộng sự của ông lại kiên trì giải thích, đấu tranh. Những
điều ông tổng kết rất chi tiết và toàn diện, không cực đoan, biểu thị
một sự kế thừa khoa học có lý, có tình. Ông khôn khéo trong giải
quyết mâu thuẫn. Ý kiến ông rõ ràng, thuyết phục.
Ông nói: Lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long phải được coi như là
một tài nguyên cần được lợi dụng, khai thác triệt để các mặt lợi của
nó. Lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long là một quy luật của tự nhiên,
góp phần vào môi trường sinh thái của vùng. Hàng trăm năm nay
nhân dân ta đã chung sống, tồn tại với nó và lâu dài cũng vậy.
Chiến lược phòng chống lũ lụt phải được hiểu một cách toàn
diện, đầy đủ, toàn vùng, lợi dụng, hạn chế, né tránh, khai thác tiềm
năng của nó, chứ không phải chống lũ là triệt tiêu lũ.
Những giải pháp phòng chống lũ phải đạt mục tiêu: đồng bằng
sông Cửu Long ngày càng được mở rộng, đất đai được bồi bổ hằng
năm, giao thông (đường bộ và đường thủy), thủy lợi, khu dân cư,
quốc phòng phải gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau phát
triển, làm cho sản lượng và chất lượng lương thực, cây ăn trái, thủy
sản, công nghiệp dịch vụ và nhiều mặt khác ngày càng tăng.
Tất cả các công trình vùng ngập lũ về sau đều được xem xét theo
những nguyên tắc đó.
Ông biết các biện pháp phòng chống lũ lụt cho vùng Đồng Tháp
Mười khó khăn, nên cho bắt đầu bằng công việc kiểm soát lũ cho
vùng Tứ giác Long Xuyên.
Tháng 3/1997, ông ký quyết định thành lập một Hội đồng thẩm
định các công trình thủy lợi, giao thông, dân cư vùng ngập lũ, gồm
các vị lãnh đạo nhiều bộ, các tỉnh, các nhà khoa học, để các vị dễ
dàng làm việc phối hợp với nhau vì một công việc chung.
Nhiều công trình với mục tiêu tổng hợp ra đời một cách nhanh
chóng nhờ cách làm đó.
Từ năm 1997, cuộc chạy đua với lũ bắt đầu và trong những năm
tháng đó, ông có mặt khắp mọi nơi: Viện Quy hoạch, phòng hội thảo,
555