Page 57 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 57

đồng chí rất coi trọng việc đi sát thực tế ở các địa phương, cơ sở và

            đời sống của nhân dân, coi tinh thần cơ bản của đổi mới là phát động
            một phong trào dân chủ hóa mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội,
            lắng nghe và tiếp thu từ thực tiễn những giải pháp, quyết sách để
            tháo gỡ các khó khăn tưởng như bế tắc của đất nước, đồng thời kiến
            tạo thế phát triển lâu dài cho từng địa phương, từng vùng lãnh thổ,
            cho các ngành kinh tế - kỹ thuật trên phạm vi cả nước. Hai là, đồng

            chí biết cách tổ chức, lôi cuốn cả tập thể Chính phủ và hệ thống
            chính quyền cả nước, đề cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi tập
            thể, tấn công vào lề lối làm việc quan liêu, xa thực tiễn, xa dân
            vốn là căn bệnh khá nặng nề trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
            Trong nhiệm kỳ 1992-1997 do đồng chí làm Thủ tướng, số bộ và các
            cơ quan ngang bộ trực thuộc Chính phủ đã từ 36 rút xuống còn 27;
            số phó thủ tướng từ 10 người đã rút xuống còn 3 người. Đồng chí là
            người sớm mở đầu cho cả quá trình cải cách hành chính ở nước ta.
                Tôi nhớ lại không khí làm việc khẩn trương, sôi nổi trong những

            ngày đầu đổi mới. Khi đó, thay vì việc hội họp liên miên để thảo
            luận, cân đối kế hoạch nhà nước với hệ thống đồ sộ các chỉ tiêu kế
            hoạch nhà nước, các chỉ tiêu pháp lệnh chi phối mọi yếu tố của sản
            xuất, lưu thông phân phối, tiêu dùng của cả xã hội, thì thủ tướng,
            các phó thủ tướng, các thành viên Chính phủ thực hiện một chương
            trình dày đặc các chuyến đi công tác về với các địa phương, cơ sở,

            các tổ chức kinh tế - kỹ thuật nhằm góp phần tháo gỡ những khó
            khăn ách tắc, đồng thời rút ra từ thực tiễn những kết luận cần thiết
            cho việc thể chế hóa, hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng.
            Đây là một nhiệm vụ nặng nề của Hội đồng Bộ trưởng và Chính phủ
            trong những năm đầu đổi mới. Ngày nay chúng ta có được hệ thống
            luật pháp đồ sộ được Quốc hội thông qua và ban hành bao trùm
            mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nhưng ngày đó, việc cấp bách
            trước mắt của Chính phủ là ban hành hệ thống các văn bản pháp

            quy dưới các hình thức nghị định và quyết định làm nền tảng cho
            việc cấu trúc lại toàn bộ nền kinh tế quốc dân từ cơ chế cũ sang cơ

                                                                              55
   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62