Page 60 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 60
vựa lúa lớn không chỉ của Việt Nam mà còn mang tầm vóc thế giới.
Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đến nay đã đạt đến 6 triệu tấn/năm,
trong đó có đến 80-90% là của đồng bằng sông Cửu Long. Hàng
chục vạn nông dân ở các vùng ngập lũ nhiều tháng trong năm đã
có thể ổn định cuộc sống ở các cụm, tuyến dân cư được tôn tạo; thay
khẩu hiệu “chạy tránh lũ” bằng khẩu hiệu “sống chung với lũ”. Chủ
trương này đương nhiên được cán bộ, công nhân ngành thủy lợi,
nông nghiệp và đảng bộ, chính quyền, nhân dân địa phương sở tại
đồng tình cao và dồn tâm sức thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình
triển khai, xuất hiện không ít ý kiến phản biện, nhất là trong giới
nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường. Loại ý kiến này cho rằng
xây dựng các công trình này là sự vi phạm quy luật tự nhiên, tác
động xấu đến môi trường, lợi không bù hại. Đương nhiên, luận điểm
này phải được quan tâm ở tầm nhìn dài hạn, nhất là trước hiểm họa
của biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng hiện nay. Tuy
nhiên, quan tâm không có nghĩa là rút lui. “Rút lui thụ động” hay
“ứng phó tích cực” vẫn đang là phương châm mang tầm vóc chiến
lược không chỉ đặt ra với Việt Nam mà là cho cả cộng đồng quốc tế.
Loại công trình mang tầm vóc thế kỷ như thế này còn nhiều, tôi chỉ
thuật lại hai công trình tiêu biểu gắn liền với vai trò cá nhân của
đồng chí Võ Văn Kiệt để minh chứng.
Một loạt quyết định khác mang dấu ấn Võ Văn Kiệt không phải
vì quy mô to lớn của công trình mà vì tác động sâu rộng đến đời sống
xã hội, tấn công vào các tập quán lạc hậu đã tồn tại lâu đời. Thành
công của các quyết định đó sẽ còn mãi mãi ghi dấu ấn trong đời sống
của đất nước và nhân dân ta. Đó là các quyết định về việc giải thể
các trạm kiểm soát trên các đường giao thông (Quyết định số 86-CT
tháng 3/1987); quyết định về cấm sản xuất lưu thông và tiêu dùng
pháo nổ trong phạm vi cả nước (8/1994); quyết định cưỡng chế, giải
tỏa hành lang bảo vệ đê sông Hồng vùng Yên Phụ, Nhật Tân (1995);
58