Page 582 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 582
nhà cung cấp thiết bị, nhập và vận chuyển những máy móc “siêu
trường, siêu trọng” hàng trăm tấn qua hệ thống cầu đường còn rất
ọp ẹp thời bấy giờ đến tận chân công trình cũng được tiến hành rất
sáng tạo và khẩn trương.
Để đẩy nhanh tiến độ xây lắp, Thủ tướng đã chỉ đạo chia việc
thi công đường dây thành nhiều đoạn làm việc song song. Đây là
một giải pháp rất khoa học bảo đảm rút ngắn một cách cơ bản thời
gian xây lắp đường dây, nhiệm vụ phức tạp và nặng nề nhất của dự
án. Thực ra ý tưởng chia một công việc lớn, nếu làm tuần tự đòi hỏi
nhiều thời gian, thành nhiều việc nhỏ tiến hành song song nhau
cũng thường được sử dụng trong bài toán “rút ngắn đường căng” để
bảo đảm thời gian hoàn thành công trình trong lĩnh vực quy hoạch
xây dựng và tổ chức thi công các hệ thống lớn. Tuy nhiên ở các nước
công nghiệp phát triển, áp dụng giải pháp này trong xây dựng các
đường dây tải điện không có lợi về kinh tế vì đòi hỏi phải huy động
đồng thời một số lượng lớn xe, máy, phương tiện thi công cơ giới để
rải trên toàn tuyến công trình. Trong điều kiện Việt Nam, phần lớn
công việc xây lắp đường dây được thực hiện thủ công hoặc bán thủ
công đặc biệt là công tác vận chuyển vật liệu, cột, dây, sứ và phụ
kiện đến chân công trình, với nguồn nhân lực rẻ và dồi dào, giải
pháp này tỏ ra rất hữu hiệu.
Tôi còn nhớ tại Hội nghị khoa học thường kỳ của CIGRÉ tổ chức
ở Pari mùa hè năm 1994, sau khi nghe chúng tôi trình bày báo cáo
khoa học về hệ thống tải điện 500kV của Việt Nam, bên cạnh những
câu hỏi liên quan đến các vấn đề kỹ thuật, nhiều câu hỏi về phương
tiện và biện pháp tổ chức thi công để hoàn thành công trình trong
một thời gian kỷ lục đã được đặt ra. Chuyên gia các nước đang phát
triển đánh giá việc tổ chức xây dựng đường dây tải điện 500kV Việt
Nam là một kinh nghiệm quý giá đối với họ.
Trong buổi gặp mặt “Mừng dòng điện 500kV” cuối năm 1994 tại
Dinh Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, khi các vị khách nước
580