Page 587 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 587
thiếu điện, cắt điện triền miên thì công cuộc đổi mới làm sao tăng
tốc được”. Rồi ông phê phán thói cửa quyền của ngành điện và nhắc
lại lời của một vị giám đốc: “Đúng là bây giờ nhất điện, nhì trời”. Là
nhà lãnh đạo luôn sâu sát, trong nhiều năm làm Phó Thủ tướng và
Thủ tướng, ông Võ Văn Kiệt nắm rất rõ tình hình sản xuất điện ở cả
ba miền Bắc - Trung - Nam, nhưng chính ông cũng phải giật mình
khi đọc bản tường trình của các chuyên gia năng lượng quốc tế với
kết luận: “Tình hình cung ứng điện tại miền Trung và miền Nam là
vô cùng thảm khốc, bình quân mỗi người dân miền Trung một năm
chỉ có 20kWh điện. Còn tại miền Nam thiếu đến 50% công suất điện.
Nếu các dự án công nghiệp được triển khai nhanh mà không xây
dựng kịp các nguồn phát điện thì tình hình cung ứng điện trong vài
năm tới càng trở nên thảm khốc hơn”.
Cần nhắc lại, sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước, tổng công suất phát điện tại miền Nam là trên 800MW,
nhưng thực tế chỉ còn khoảng 400MW sử dụng được, tại miền Bắc
là 451MW, miền Trung 74MW. Sau khi có thêm Nhà máy nhiệt điện
Phả Lại và thủy điện Hòa Bình, công suất phát điện ở miền Bắc đã
được nâng lên gần 3.000MW, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, thậm chí
là thừa điện, Phả Lại phải phát vô công hoặc ngừng chạy. Nhưng
cho đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, sau khi có thêm thủy điện
Trị An, tổng công suất phát điện của cả miền Trung và miền Nam
vẫn chưa vượt quá 1.000MW. Hai từ “thảm khốc” mà các chuyên gia
năng lượng quốc tế sử dụng đã khiến ông Võ Văn Kiệt mất ăn, mất
ngủ nhiều đêm. Ông hiểu sâu sắc rằng nếu điện lực Việt Nam không
có bước đột phá chiến lược thì kinh tế Việt Nam sẽ bị kìm hãm, công
cuộc đổi mới rất khó tăng tốc.
Tôi đã từng gặp chủ tịch ủy ban nhân dân sáu tỉnh miền Trung
đến Công ty Điện lực 3 quyết định ứng trước tiền điện để ngành
điện có tiền mua dầu chạy máy phát điện. Tôi đã từng đến nhiều xí
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh phải
đốt nến để đóng gói hàng và “kỷ niệm 1.000 lần bị cắt điện” theo cách
585